II - Đào tạo người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị
1 - Đào tạo người tín hũu giáo dân
Có lẽ các lời kêu gọi cấp thiết của Đức Thánh Cha Benedictus XVI đối với người tín hữu giáo dân phải dấn thân vào chính trị, đã được đề cập và trích dẫn trong bài viết trước, khiến cho nhiều người có thể giải thích một cách sai lầm rằng từ nay Giáo Hội phải dùng hết tâm lực, tài nguyên, chương trình và dụng cụ của mình vào việc đào tạo nên những nhà chính trị công giáo tốt.
Nghĩ như vậy là cách suy nghĩ không phân biệt đâu là phận vụ và thẩm quyền của Giáo Hội trong lãnh vực tôn giáo và đâu là lãnh vực và thẩm quyền trần thế.
Việc đào tạo các nhà chính trị phải được thực hiện trong các tổ chức, học viện và thực tập chính trị, như thông thường những gì vẫn xảy ra đối với các kỷ sư, luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư..., được thực hiện trong cách phân khoa đại học và tiếp tục trong các môi trường thực tập nghề nghiệp.
Dĩ nhiên cũng có một vài khuynh hướng trong Giáo Hội muốn đào tạo các chuyên gia chính trị, theo chương trình và đồ án bàn thảo trên bàn giấy, như những gì một vài tổ chức Giáo Hội địa phương trong một vài chục năm gần đây đã thực hiện, cho đến nay đều không đem lại những kết quả nào đáng kể.
Điều đó xảy ra cũng dễ hiểu, bởi lẽ lãnh vực đào tạo chính trị như vửa kể không phải là lãnh vực của Giáo Hội và Giáo Hội cũng không có đủ thẩm quyền chuyên môn để đảm nhận.
Giáo Hội được Chúa kêu gọi cho sứ mạng khác hơn là ra công trước tiên đào tạo thành những công dân tốt và những nhà chính trị lỗi lạc, như những gì nhu cầu trần thế đòi hỏi, và đồng thời nếu như vậy, Giáo Hội cũng hạn hẹp mình vào sứ mạng " tôn giáo dân sự ".
Hiểu như vậy, phận sự của Giáo Hội không phải là phận vụ đào tạo những nhà chính trị, ngay cả những nhà chính trị Ki Tô giáo cũng vậy.
Sứ mạng của Giáo Hội là sinh ra, qua nước của Phép Rửa, các " con người mới " , để họ có thể trở thành con cái nam nữ của Thiên Chúa, hiệp nhứt nhau trong Chúa Thánh Thần, tham dự vào cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Ki Tô, trở thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm của Người.
Sứ mạng của Giáo Hội là làm nảy sinh và triển nở lên " những con người nam nữ mới ", càng ngày cáng đồng dạng hoá với Chúa Ki Tô, trở nên giống như Người, thông hiệp với các môn đệ và tông đồ của Người.
Sứ mang của Giáo Hội là dần dần giúp cho họ khám phá ra được phẩm giá, vẻ đẹp tuyệt vời, lòng biết ơn, niềm vui và trách nhiệm của mình là người tín hữu Chúa Ki Tô.
Bởi đó bất cứ khuynh hướng nào, đáp ứng lại lời kêu gọi khẩn cấp của Đức Thánh Cha Benedictus XVI đào tạo môt thế hệ mới các chính trị gia Ki Tô giáo, mà không đặt nền tảng trên những gì vừa kể, mà bỏ qua một bên nhân cội thiết yếu nầy, không nằm trong định hướng được Thông Điệp Christifideles Laici xác định, là những khuynh hướng chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.
Đối với " những con người đã nhận được Phép Rửa ", phải luôn luôn " khởi đầu lại từ Chúa Ki Tô ", đó là điều nói lên chính bản chất của họ, nói lên biến cố Ki Tô hữu trong đời sống của mỗi người.
Chúng ta biết chắn chắn rằng trước tiên Ki Tô giáo không phải là một học thuyết, một ý thức hệ, hay là tổng thể của các điều luật luân lý, càng không phải chỉ là thuyết duy linh của " các linh hồn tươi đẹp ".
Ki Tô giáo là một sự kiện, đã xảy ra trong lịch sử: Ngôi Lời đã nhập thể, là Mầu Nhiệm trong đó bao gồm tất cả và hiện diện tất cả, đã thâm nhập vào dòng lịch sử con người.
Chúa Giêsu Ki Tô đã mạc khải dung nhan Thiên Chúa, là tinh yêu đầy khoan dung, và đồng thời cũng mạc khải cho chúng ta ơn gọi, phẩm giá và định mệnh của con người và của cả tạo vật, được cứu thoát khỏi phải vấp ngã, hư mất, nhờ vào sự chiến thắng Phục Sinh của Người.
Mỗi người chúng ta ở mọi nơi và mọi thời đại, đều được ban cho sự hiện diện của Người và của Dân Người, Thân Thể của Người, đó là Giáo Hội, cùng đi bên cạnh chúng ta có các nhân chứng và các môn đệ Người.
Bởi đó chúng ta không thể ngừng nghỉ mà không lập lại lời của ĐTC Benedictus XVI trong Thông Điệp Deus Caritas est rằng:
- " Lúc khởi đầu của người tín hữu Chúa Ki Tô, không có một quyết định luân lý hay một tư tưởng trọng đại nào hiện hữu, mà đúng hơn là một cuộc gặp gỡ với một biến cố, gặp gỡ với một Ngôi Thiên Chúa, là Đấng ban cho cuộc sống một chân trời mới và từ đó là định hướng quyết định " ( ĐTC Benedictus XVI, Deus Caritas est, 1).
Nếu thiếu những gì vừa kể, coi nhẹ hay coi như là điều giả định, xem biến cố Ki Tô giáo chỉ có giá trị luân lý thông thường, như chỉ là dấu chứng lòng thông cảm đối với người đồng loại, một yếu tố xây dựng xã hôi, một lời khuyên dặn bổ túc cho hoạt động xã hội được trôi chảy, tổ chức xã hội đó sẽ bị phân tán vì chạy theo tôn thờ thần tượng tiền tài, bất công và bạo lực.
Nói cách khác, nếu những gì được đề cập về " biến cố Ki tô giáo " chỉ còn có giá trị là một động lực thúc đẩy tình liên đới, động lực đó sẽ tắt ngũm đi vì mệt mỏi sau một thời gian, hay biến thành sức mạnh đối ngược đưa đến bực tức nóng giận, tố cáo và bạo lực để trả đủa.
Như vậy. vấn đề ưu tiên và nền tảng để đào tạo người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị là huấn dạy lại đức tin Ki Tô giáo.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi sống và sống trở lại đức tin như là cuộc khởi đầu mới, một cuộc sống mới bất ngờ, đầy chân lý tuyệt diệu và lời hứa hạnh phúc, hướng về biến cố sẽ làm cho hạnh phúc đó trở thành hiện thực và hoàn hảo.
Chỉ có những ai sống với lòng biết ơn và hân hoan đối với chân lý và vẻ đẹp tuyệt vời của Ki Tô giáo, mới thực sự là những người trở thành nhân vật chính của đời sống mới trong thế gian.
2 - Điều mới lạ bất ngờ của đời sống
Tất cả những gì vừa kể là những điều đối ngược của Ki Tô giáo, ngược lại với những chủ trương lợi thú của những người nhằm tách rời đức tin ra khỏi đời sống, mà các Nghị Phụ Công Đồng Vatican II chỉ cho biết như là " một trong những sai lỗi trầm trọng nhứt " ( Gaudium et Spes, 43).
- " Trong cuộc sống con người không thể có hai đời sống song hành: một bên, chúng ta có thể nói như vậy, là " đời sống thiêng liêng " với những giá trị và những đòi buộc của nó, và phía bên kia là cuộc sống thế tục, có thể gọi như vậy, hay đúng hơn là đời sống gia đình, làm việc, các mối liên hệ xã hội, việc dấn thân chính trị và văn hoá " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles Laici, 59).
Hiểu như vậy, Ki Tô giáo chỉ còn gồm tóm lại thành giai đoạn hay mảnh khúc thừa thải còn lại và trở thành vô dụng.
Trong một thế hệ mới, người tín hữu giáo dân dấn thân vào cuộc sống chính trị, chỉ có thể được đào tạo,
- " nếu người tín hữu biết vượt thắng lên nơi mình sự rạn nứt, chia cách giữa Phúc Âm và đời sống, tổng hợp lại trong động tác hằng ngày đời sống trong gia đình, trên việc làm và trong xã hội, sự hiệp nhứt của đời sống mà trong Phúc Âm sự hiệp nhứt đó có được những cảm hứng và sức mạnh để được thực hiện trọn vẹn " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles Laici, 34).
Thật vậy, cuộc gặp gỡ với Chúa Ki Tô và kế đến cuộc gặp gỡ biến thành trạng thái môn đệ trung thành đi theo Người, luôn ở lại với Người và thông hiệp với Người, làm cho thay đổi cuộc sống của những ai tuyên xưng mình là người Ki Tô giáo.
Không gì có thể đứng bên ngoài cuộc " metanoia ", cuộc hoán chuyển và thay đổi cả cuộc sống. Thật sự, nếu cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu có thể thay đổi đời sống con người, cuộc gặp gỡ in ấn tín lên cuộc sống hôn nhân và gia đình, tình thân hữu và việc làm, cách dùng thời gian và tiền bạc, cách nhìn các thực tại chung quanh mình...cho đến ngay cả những cử chỉ tối thiếu hàng ngày.
Tất cả đều được biến đổi thành một cái gì đó hợp với nhân tính hơn, thiết thực hơn, chiếu rạng ánh sáng tươi đẹp, biến thánh nguyên cớ của niềm vui và hạnh phúc.
Tất cả đều được ôm ấp trong một tình yêu có sức mạnh hoán chuyển, hiệp nhứt hoá và sống động hoá.
Ai ở trong Chúa Ki Tô là một thọ tạo mới:
- " Bởi đó, từ nay chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Chúa Ki tô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa " ( 2 Cor 5, 16).
Thiên Chúa giáo là lời kêu gọi của Chúa Ki Tô hưóng về tự do của chúng ta, hướng về niềm hy vọng trong đáp ứng đơn sơ," fiat " ( xin vâng ) như Mẹ Maria, để nhờ tính cách bí tích của Giáo Hội, tự do đó nhập thể, biến thành xương thành thịt của chúng ta.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Ki Tô làm thức dậy các ước muốn tình yêu và chân lý, công lý và hạnh phúc, thâm nhập vào tân bản thể của con người và đồng thời cũng đáp ứng lại các ước muốn đó một cách thoả đáng và thiết thực.
Cuộc gặp gỡ với Chúa ki tô làm cho con người có được kinh ghiệm tốt đẹp và đầy lợi ích, thoả đáng và thích hợp với cuộc sống con người.
Nói cách khác, đây là một khám phá đầy đủ và nhưng không, vui mừng và trách nhiệm đối với Phép Rửa của mình,
- như là nhận thức được trong tự giác sâu thẩm của mình về phẩm giá con người, bị giảm thiểu, làm lu mờ và vô trât tự bởi tội lỗi,
- nhưng hiện nay đã được ơn Chúa tái sinh, đê trở thành tầm vóc xứng đáng với con người trong Chúa Ki Tô.
Vương tước Chúa cao cả của Chúa Ki Tô mời gọi hãy làm cho vương tước đó thể hiện sống động trong thực tế, làm cho ai cũng hiểu được và thấy được.
Đó là là điều chính đáng, có tính cách thuyết phục và thích hợp cho cuộc sống con người, hãy hành xử biến thành điều ai cũng có thể thấy được trong thực tế, chớ không phải chỉ là lời tuyên bố trừu tưọng và thuyết lý.
Đìều mới mẻ đó cho cuộc sống không phải những gì là kết quả của việc cố gắng suy luận luân lý, mà kết quả của ơn sủng, hay việc gặp gỡ mới mẻ lại với Thiên Chúa, khiến cho tình thân hữu với Người trở nên sâu đậm hơn, thông hiệp thân tình với Người hơn, hoàn toàn phó thác vào tình yêu thương khoan dung của Người, đến nỗi chúng ta có thể thốt lên như Thánh Phaolồ:
- " Không còn phải là tôi sống, mà Chúa Ki Tô sống trong tôi " ( Gal 3, 19).
Như vậy Chúa Ki Tô tỏ hiện sáng ngời trong các nỗi yếu hèn và hạn hẹp của chúng ta.
- " Sự tổng hợp đầy sức sống mà người tín hữu giáo dân biết thực hiện giữa Phúc Âm và các bổn phận hằng ngày sẽ là nhân chứng tuyệt diệu và có sức thuyết phục nhứt. Nhân chứng đó không phải là nỗi sợ hãi, mà là sự tìm kiếm và gắn chặt mình vào Chúa Ki Tô. Đó chính là yếu tố quyết định làm cho con người sống và lớn lên, và bởi vì đó là những phương thức mới để sống thích hợp với phẩm giá con người " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles Laici, 34).
Chỉ có những con người sống với kinh nghiệm của một cuộc sống vật chất được đức tin biến đổi, mặc cho đôi lúc có những cách hành xử không chính đáng và yếu hèn khốn cùng hạn hep nhân loại của mình, họ mới có thể trở thành những chủ thể thiết thực làm cho Ki Tô giáo được hiện diện trong mọi hoàn cảnh và mọi hoạt động xã hội. Đó là hình ảnh chính đáng người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị, dấn thân để thánh hoá chính trị và thánh hoá các thực tại trần thế.
3 - Ki Tô giáo như là hiểu biết tận nguyên cội và toàn diện thực tại trần thế.
Những gì vừa được đề cập cho thấy, để phát động sự hiện diện được canh tân hoá của các tín hữu Chúa Ki Tô trong đời sống công cộng, cuộc sống của họ phải nhằm nhờ ơn Chúa chuyển hoá và được làm sống động bởi Phúc Âm Người.
Còn hơn nữa, điều mới mẻ nầy liên hệ đến mọi khía cạnh của cuộc sống, là nảy sinh ra " thọ tạo mới ", một cảm nhận mới, một phương thức mới để nhìn thấy, đối đầu và chuẩn định mọi thực tại trong cuộc sống.
Trong quá khứ, trước những điều kiện sống lúc đó, đời sống Ki Tô giáo, tâm thức công giáo, các biến cố cá nhân, gia đình và xã hội đều thoát xuất và gắn chặt vào truyền thống, thẩm thấu và ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân và xã hội.
Ngày nay không còn như vậy nữa. Bởi đó, vấn đề có một chuẩn định công giáo trên các thực tại của đời sống cá nhân và xã hội đã thay đổi, là một nhu cầu không thể bỏ qua được.
Ngày nay không thiếu những người tuyên xưng mình là công giáo, công giáo " giữ đạo " hay " hành đạo ", nhưng nhãn quang của họ về thực tại công cộng của các Quốc Gia vẫn còn bị kềm hảm và làm lu mờ đi bởi các màn chắn của quyền lực chính trị, văn hoá, truyền thông xã hội.
Có thể nói như không ai có thể cảm thấy mình được khỏi bị các ảnh hưởng đó. Có lẽ là con người quá đơn sơ và đang đi trật đương rầy cho rằng mình có thể có một phán đoán chính đáng trên thực tại, bằng cách " một tay cầm Thánh Kinh, tay kia cầm nhật báo", nói theo ý nghĩa những lời tố cáo đối với nhà thần học Karl Barth.
Còn nữa, cũng có những người cho rằng cũng đủ rồi chỉ cần có một quy chiếu tổng quát đối với " các giá trị Phúc Âm " hay đối với " các định hướng Ki Tô giáo " , là có thể định chuẩn được các động tác của mình trong đời sống chính trị và xã hội.
Chúa Giêsu là " viên đá góc tường " cho mọi kiến trúc thực sự nhân loại, đó là định lý phải tác động lên mọi tín hữu Chúa Ki Tô, nhứt là tín hữu giáo dân, trong đời sống công cộng Quốc Gia và trật tự quốc tế.
Nhưng điều xác quyết đó không miễn chuẩn cho họ khỏi nhận thức được " các dấu chỉ thời đại ", để định chuẩn và đánh giá được các phát minh, tiến triển trong lãnh vực hiểu biết của khoa học và phát triển xã hội.
Điều xác quyết đó cũng
- không miễn chuẩn cho họ khỏi chăm lo phát triển khả năng chuyên môn của mình đối với những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống xã hội và chính trị,
- không miển chuẩn cho họ thâu thập lấy từ gia sản khôn ngoan của nhân loại trong đời sống chính trị và nhờ đó có thể soạn thảo, định chế ra các tổng hơp văn hoá, dầu cho ngay cả tạm thời, cùng cộng tác với những ai thành tâm thiện chí khác, đặt mục đích cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm con người, điều tốt đẹp cho gia đình, và Quốc Gia là mục đích tối thượng cần phải nhằm đến trong tổ chức công ích.
Cái nhìn vừa kể là một " giả thuyết để làm việc ",
- cần phải được diễn tả ra thành luận đề hữu lý và được kiểm chứng qua khả năng có tính cách thuyết phục,
- quy tựu ý kiến quần chúng trong nhiều lãnh vực khác nhau trong cuộc sống công cộng
- và được xác nhận hiện thực trong các bối cảnh lịch sư khác nhau, trong đó đồ án được đem ra thực hiện.
Đức Thánh Cha Benedictus XVI đang mời gọi hãy định chuẩn lại giá trị của lý trí trong hiện trạng tràn ngập như nước vỡ bờ, vượt lên trên cả lằn mức của thực nghiệm chủ nghĩa ( positivisme ) và duy ích chủ nghĩa (utilitarisme), đang tràn ngập vào khắp mọi chiều kích có thể, ngay cả đến thái độ đối với đức tin,tuy vẫn biết rằng đức tin luôn luôn " vẫn bênh vực và chuẩn định giá trị của lý trí trên tất cả mọi lãnh vực" bằng cách chiếu toả lên đó một ánh sáng mới " ( ĐTC Benedictus XVI, Allocuzione nell'inaugurazione della Conferenza dell'Episcopato Latinoamericano ad Adparecida, L'Osservatore Romano, 14-15.05.2006).
Có lẽ chúng ta còn phải chờ đợi nhiều hơn nữa trong ý nghĩa vừa kể, các phần cộng tác từ các học viện giáo dục công giáo, nhứt là từ công việc trí thức và liên ngành (interdisciplinaires) của các đại học công giáo, nhứt là của các phân khoa có liên quan đến lãnh vực chính trị, xã hội.
(còn tiếp)