"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 4. November 2010

Những linh hồn chết

 
Danlambao – Những linh hồn chết là tác phẩm văn chương lớn của Nga được viết bởi nhà văn lỗi lạc Nikolai Gogol. Tác phẩm kể về một nhân vật đi khắp nước Nga để lùng mua những tá điền, nô lệ đã chết để trục lợi trên những cái chết của họ. Trong tác phẩm này những kẻ giàu có, quyền thế được phơi bày lối sống ích kỷ, xa hoa và tham tàn, thủ đoạn. Những tầng lớp trên cao này hoàn toàn vô dụng với xã hội, đất nước nhưng lại được hưởng quá nhiều đặc quyền. Chung quy bởi một thể chế thối nát và đầy rẫy bất công đã tạo ra tầng lớp như vậy.


Trong xã hội Việt Nam ngày nay, khi ĐCSVN cai trị đất nước đã sinh ra một loại tầng lớp vô dụng nhưng cũng được hưởng những đặc quyền, đặc lợi một cách bất hợp pháp. Đó là những cán bộ cao cấp của ĐCS, những người thân của loại này và những tên trọc phú nhờ quen biết hoặc làm tay sai cho các cán bộ cao cấp của ĐCS để trục lợi.

Một trong những cách kiếm tiền trắng trợn nhất của chúng là một tên trọc phú đánh hơi thấy khu đất nào mà nhân dân đang sinh sống có giá trị, liền làm một dự án rồi bắt tay với cán bộ ĐCS để tiến hành. Những tên cán bộ lợi dụng địa vị để biến dự án của tên trọc phú thành một chính sách nhà nước, qua đó chúng công khai hợp pháp cưỡng chiếm của nhân dân rồi giao cho tên trọc phú đầu tư xây dựng hạ tầng. Một vốn bốn lời, số tiền kiếm được vào túi trên trọc phú và những cán bộ ĐCSVN. Người thua thiệt là nhân dân và đất nước. Còn muôn vạn kiểu kiếm tiền như cho đấu thầu không minh bạch, khai thác tài nguyên thô, thao túng thị trường tự do… nhiều không kể xiết.

Nhân dân đều hiểu rõ bộ mặt của giai cấp địa chủ, tư bản mới này. Nhưng có một câu hỏi rằng chúng tồn tại một cách ngang nhiên như vậy một phần nhờ đâu?

Cha ông ta từ ngàn xưa đã đúc kết một câu:
- Thần thiêng nhờ bộ hạ.

Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN ngày này sở dĩ còn tồn tại được phần lớn nhờ vào công sức của các lực lượng  trung thành bảo vệ ĐCS một cách mù quáng. Những lực lượng này là bộ phận tuyên truyền như báo chí, truyền hình, là lực lượng cảnh sát, quân đội, là các nhân viên tòa án, viện kiểm sát… Đến đây chúng ta lại phải đặt tiếp một câu hỏi, vì đâu mà những lực lượng này lại trung thành với ĐCS, nỗ lực trấn áp đối lập và tuyên truyền ca ngợi ĐCSVN đến vậy. Vì ĐCSVN chính nghĩa hay là vì quyền lợi được hưởng từ việc bảo vệ chế độ của ĐCS?

Làm một cuộc khảo sát về uy tín của ĐCSVN như dạng chuyện phiếm ở quán nước, quán nhậu hay ngay tại trong cơ quan thì dù ở thành phố hay tỉnh lẻ luôn luôn sẽ thấy những sự bất mãn, chế giễu, thậm chí là khinh bỉ ĐCSVN. Điều ngạc nhiên là trong chính những lực lượng bảo vệ ĐCSVN  rất nhiều người có suy nghĩ như vậy. Chỉ một cuộc khảo sát nhỏ đã thấy ĐCSVN không còn chút chính nghĩa nào trong nhân dân cũng như trong chính những giai cấp bảo vệ ĐCSVN. Thế nhưng ĐCSVN vẫn chễm chệ vai trò lãnh đạo và trơ tráo tuyên bố sở dĩ như thế là do được lòng dân, được tín nhiệm của các lực lượng trung thành trong đất nước.

Không có gì ngạc nhiên, bởi những lực lượng bảo vệ ĐCSVN như công an, báo chí còn được hưởng đôi chút lợi lộc từ những đồng tiền bất chính mà cán bộ cao cấp của Đảng ban phát cho. Ta có thể cho những cán bộ cao cấp của ĐCS chính là những ông chủ , còn lực lượng bảo vệ này nhà những tá điền, nông nô để dễ hình dung về mối quan hệ này giữa họ với nhau. Trong số tá điền, nông nô ấy được hưởng lộc từ tay các ông chủ không nhiều, chỉ một số ở vị trí chỉ huy, còn lại đời sống của họ chỉ ở mức trung bình khá. Những kẻ nào biết lợi dụng để trục lợi thêm bằng cách nhũng nhiễu dân, bảo kê cho tội phạm thì có kinh tế khá hơn chút. Phần đông các cán bộ, chiến sĩ công an có mức sống tương đối khá hơn so với nhiều ngành nghề khác, được đảm bảo ổn định thu nhập và thêm một số ưu đãi khác khiến họ yên tâm theo nghề, và tất nhiên đã theo nghề thì phải tuyệt đối trung thành bảo vệ giai cấp lãnh đạo, bảo vệ các ông chủ.

Mong muốn có một cuộc sống ổn định là mong muốn chính đáng mà bất cứ con người nào đều có, những cán bộ công an, cán bộ báo chí, tòa án, viện kiểm sát cũng vậy. Chuyên tâm vào công việc, phục vụ bộ máy mà chính mình là một phần trong đó, được hưởng công sức, thu nhập ổn định thì còn gì đáng phải phàn nàn.

Thế nhưng có bao giờ những người đang ra sức phục vụ, bảo vệ thể chế do ĐCSVN này lãnh đạo có nghĩ rằng những gì họ được có xứng đáng hay không. Ở đây không còn nói đến chuyện tinh thần, chính nghĩa bởi vì đã nói ở trên rồi, ở đây chỉ nói đến chuyện thu nhập. Liệu cái mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/1 tháng có xứng đáng để phải dùng mưu mẹo, thủ đoạn để làm tay sai đi bảo vệ cho những cán bộ cao cấp ung dung thu lợi hàng chục tỉ đồng mỗi thương vụ, có xứng đáng để bọn con cháu cán bộ cấp cao nghênh ngang tiêu xài trong quán bar mỗi đêm, một chai rượu bằng cả tháng lương người bảo vệ cho cha con chúng. Quá đáng hơn bọn con ông ,cháu cha này không hiểu sự sung sướng của chúng có được nhờ thành quả của các chiến sĩ công an bảo vệ đêm ngày cho chúng, đã thế khi va chạm chúng không hề e ngại chỉ mặt hỏi – mày biết bố tao không, tránh ra không tao cho mày về vườn đấy.

Nếu nhìn vào mức sống mà các lực lượng chuyên chính trong cái gọi là bảo vệ thành quả cách mạng này được hưởng, cùng với những giá trị tinh thần họ nhận được từ nhân dân, mới thấy cái giá họ trả cho công việc của họ là rất bèo bọt về tiền bạc cũng như tinh thần. Thử hỏi giờ có ai nói chuyện với nhau họ gọi công an bằng anh, chú, bác. Vẫn còn rất nhiều chiến sĩ công an cuộc sống gia đình trông chờ vào thu nhập của vợ. Tuy nhiên có thể đối với họ là vẫn khá hơn người, ổn định hơn người khác và một chút an ủi tinh thần là có chút uy quyền hơn người khác.

Bởi thế họ không dám thoát ra, cứ ràng buộc cuộc đời mình với những tên phú ông, địa chủ. Họ sống không còn có linh hồn, họ hướng tới những thứ sinh hoạt gia đình hàng ngày, lấy đó làm mục đích để ra sức bảo vệ những kẻ cướp bóc trên cao. Họ trực tiếp thu hồi đất đai, bắt người cản trở… trực tiếp làm công cụ cho những kẻ bóc lột nhân dân, đất nước một cách tình nguyện bởi những thứ quá ít ỏi mà chủ mưu cướp trích ra từ khoản cướp được. Xã hội nhìn họ thù hận, nguyền rủa họ.

Thật ra họ cũng rất đáng thương, họ sống không có linh hồn, bởi nếu có linh hồn họ sẽ không chấp nhận làm công cụ triệt để cho bọn tham nhũng, bóc lột. Họ có muốn thoát cũng không dám mạo hiểm, đành chấp nhận sống cuộc sống có công việc thu nhập tàm tạm và đánh đổi lấy bằng lương tâm của mình.

Họ chỉ có thể thoát khỏi kiếp tá điền, nô lệ chừng nào họ tạm gác miếng bánh mỳ ngày hôm nay họ nhận được sang một bên và tự hỏi mình, nếu thể chế này cứ tồn tại mãi những kẻ bóc lột như lãnh đạo của họ, thì số phận con cháu của họ sau này sẽ ra sao?

Có lẽ họ đã từng hỏi lòng mình như vậy, nhưng đồng lương tháng này đóng học, trả tiền điện nước khiến họ gác câu trả lời sang bên. Và kẻ lại cầm súng ra giải phóng mặt bằng, kẻ lại cầm bút tô dòng chính sách đúng đắn, ĐCS vinh quang, kẻ ngồi cầm cân nảy mực lại móc túi ra mẩu giấy đọc án phạt tù cho người vô tội.
Xã hội Việt Nam sẽ thay đổi rất nhanh nếu những linh hồn nói trên không chết.