"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Montag, 28. Februar 2011

Anh sẽ ngưng viện trợ cho Việt Nam

Bà Fiona Lappin, Trưởng Văn phòng Bộ Phát triển Quốc tế của Anh ở Việt Nam
Bà Fiona Lappin, Trưởng Văn phòng Bộ Phát triển Quốc tế của Anh ở Việt Nam

BBC

Bộ Phát triển Quốc tế Anh tuần này sẽ công bố ngưng viện trợ cho 16 nước trong đó có Việt Nam, các báo Anh đưa tin. 

Ngoài Việt Nam, các nước sẽ không nhận được viện trợ trực tiếp của Anh trong tương lai có Campuchia, Trung Quốc, Nga, Iraq, Serbia và Moldova.

Lý do chính là các nước này đã được Ngân hàng Thế giới coi là các quốc gia có thu nhập trung bình.
Văn phòng của Bộ Phát triển Quốc tế tại Việt Nam xác nhận văn phòng sẽ không còn tại Việt Nam sau năm 2016 nhưng Anh sẽ vẫn tiếp tục cam kết trợ giúp Việt Nam trong năm năm tới theo như hiệp định 10 năm đã ký kết hồi năm 2006.

Trưởng Văn phòng, bà Fiona Lappin hôm 27/2 nói với BBC từ Mũi Né, nơi bà đi thị sát một dự án về nguồn nước và vệ sinh mà Anh cùng tài trợ với Đan Mạch và Australia:

"Bộ trưởng Phát triển Quốc tế sẽ sớm có thông báo có tính bao trùm nhưng tuyên bố cho tới nay là Anh sẽ kết thúc sứ mạng ở Việt Nam.

"Nhưng tôi có thể nói rằng thời điểm kết thúc sẽ là năm 2016 khi mà hiệp định về hợp tác phát triển ký năm 2006 hết hạn."
DFID sẽ sớm có thông báo có tính bao trùm nhưng tuyên bố cho tới nay là Anh sẽ kết thúc sứ mạng ở Việt Nam
Fiona Flappin, Trưởng Đại diện DFID Văn phòng Việt Nam
"Bộ trưởng Phát triển Quốc tế nói Việt Nam nay đã là nền kinh tế năng động đang trỗi dậy và sau khi chúng tôi hoàn thành cam kết hiện tại với Việt Nam, đó sẽ là sự chấm dứt."

Bà Lappin nói Anh đã cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ trực tiếp trị giá 250 triệu bảng Anh trong năm năm đầu tiên của hiệp định hợp tác phát triển song phương.

Anh và Việt Nam, bà nói, sẽ họp trong vài tháng tới đây để bàn về nhu cầu của Việt Nam trong năm năm tới.

"Chúng tôi sẽ đàm phán với chính phủ Việt Nam và điểm lại những gì đã đạt được trong các Mục tiêu Thiên Niên kỷ và những gì chúng tôi muốn tập trung vào trong giai đoạn tới.
"Trong số các vấn đề này có thay đổi khí hậu cũng như tính chịu trách nhiệm của chính phủ."

Thay đổi cuộc sống

Bà Lappin nói hiện không có hạn mức nào đặt ra đối với các khoản trợ giúp của Anh cho Việt Nam từ nay tới năm 2016.

Khi được hỏi về các lĩnh vực mà Anh tập trung trợ giúp Việt Nam trong năm năm qua và trong thời gian tới bà nói:

"Chúng tôi có quan hệ chặt chẽ với chính phủ trong lĩnh vực đào tạo tiểu học.
"Chính phủ Việt Nam đã thành công lớn trong việc đảm bảo 97% trẻ em tới trường và trẻ em nam và nữ tới trường là ngang nhau.
Tôi đã gặp một số trẻ em ở Lào Cai và trước đây các em đi bộ đi học mất hai tiếng và từ trường về cũng mất hai tiếng.
"Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc với chính phủ vì vẫn cần có thêm trẻ em thiểu số tới trường cũng như cần nâng cao chất lượng đào tạo tiểu học.

"Một vấn đề khác là giao thông nông thôn. Chúng tôi vừa hoàn thành một dự án rất rất lớn cùng với chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

"Dự án này đã giúp người dân tiếp cận với chợ, cơ sở y tế và cơ sở cộng đồng khác và đã thay đổi hẳn cuộc sống của họ.

"Tôi đã gặp một số trẻ em ở Lào Cai và trước đây các em đi bộ đi học mất hai tiếng và từ trường về cũng mất hai tiếng.

"Giờ nhờ có đường đi các em chỉ mất 20 phút đi xe đạp tới trường, một sự khác biệt đáng kể.
"Người thiểu số cũng có thể thu hoạch rau quả và mang tới chợ lúc rau quả vẫn tươi vì thời gian đi chợ nay ngắn lại.

Các lĩnh vực phát triển khác mà Anh và Việt Nam đang hợp tác, bà Lappin cho biết, là nước sạch, vệ sinh và ngăn ngừa HIV.

Bà nói đối với những người ở các vùng xa xôi, chuyện lần đầu tiên có nước sạch, có điện hay có nhà vệ sinh đơn sơ ở bên ngoài nhà đã là chuyện rất đáng kể.