02/03/2011- Đã không sống bằng lý trí, thì làm sao có thể sống có lý để vận hành mọi việc? Có thể nói: Đời sống thiếu tính công lý chung là đặc trưng cố hữu tiêu biểu nhất của người Việt, làm cho xã hội manh mún rời rạc và yếu đuối. Và đặc trưng này được cải thiện rất ít qua nhiều thế kỷ.
Khi nhà du hành Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên đổ bộ xuống mặt trăng, ông đã nói một câu rất nổi tiếng ngay khi khởi bước đầu tiên : "Đó là một bước đi nhỏ, nhưng là một bước tiến rất lớn của nhân loại".
Các nhà khoa học cũng thường nói đến thời điểm xuất phát rất quan trọng của vạn vật, theo tiếng Tây, người ta gọi là Depart. Các phi công thường nói, lái máy bay, khó nhất là lúc cất cánh, sau đó là lúc hạ cánh, còn đang bay thì không khó lắm. Còn người Việt thường nói "Khắc đi thì khắc đến, không đi thì không đến". Nhưng muốn đi mà chẳng khởi hành thì chẳng bao giờ đi được, mà đã không đi thì không đến. Đó là quá trình lý giải phần nào cho tình trạng còn rất nhỏ bé, rất lạc hậu của người Việt hiện nay.
Chúng ta thử tham chiếu tiến trình tiến bộ của nhân loại. Có rất nhiều chuyên gia đã nói: Sự phát triển khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 20 bằng tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Có một hình ảnh so sánh dễ hiểu là: con người ở thế kỷ 16 chẳng hạn, người ta thấy một chiếc xe ngựa, rồi đến lượt cháu chắt của ông ta ở thế kỷ 17 vẫn chỉ nhìn thấy chiếc xe ngựa. Nhưng trong thế kỷ 20, một người mắc chứng ngủ sâu hơn chục năm, khi tỉnh dậy, ông ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy vợ và con đang nói chuyện với người khác đang ở rất xa chỉ bằng một chiếc máy di động nhỏ xíu ở trên tay. Hình ảnh đó đối với ông, phải là một phép lạ, hoặc như chuyện của người ngoài hành tinh.
Vậy mà theo một vài bảng liệt kê đánh giá, dân Việt so với vài nước trong khu vực cách xa từ năm chục đến chín chục năm, thì chúng ta không nên nghĩ, đó chỉ là vài chục năm nghĩa đen, mà đó là thời gian của thế kỷ 20, nếu chúng ta tụt hậu trong quãng thời gian đó, thời gian một thế kỷ bằng cả lịch sử, thì có thể chúng ta lùi lại xa xa lắm. Ở đây tôi không muốn tra cứu những số liệu chính xác mà chỉ muốn gợi mở cho suy tư.
Vậy thì chúng ta đã đi được bao xa? Hơn thế chúng ta đã khởi hành chưa? Và khởi hành bằng phương tiện nào? Tôi xin đưa ra một bằng chứng cụ thể: trước công nguyên hơn ba trăm năm, người Hy Lạp đã bàn đến những vấn đề như công lý, cộng hòa, hay nguyên lão nghị viện… giờ thử hỏi có mấy người Việt có cả trí thức lưu tâm thường xuyên về vấn đề này. Có rất nhiều người lại còn an nhiên tự tại nói rằng: dân tộc ta chẳng thua kém dân tộc nào cả! dân tộc ta là tốt lắm rồi! thông minh rồi tiến bộ nữa.
Hoàng đế Napoleon có nói rằng: "Quá khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi". Ở đời chúng ta gặp khá nhiều người dễ tính, họ không bao giờ muốn lên án ai cả, ai có tội lỗi gì, người ta đều khoát tay xuê xoa bỏ qua. Chúng ta không nên nghĩ rằng đây là người quá bao dung. Nhìn kỹ lại, đa phần đây là típ người mắc nhiều khuyết tật , vì thế họ muốn xuê xoa bỏ qua cho người để chính mình cũng nhận được sự xuê xoa đó.
Một hiền nhân Trung Hoa có nói: "Người quân tử chỉ muốn nâng người khác lên cho bằng mình, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ muốn kéo tất cả người khác xuống để họ bằng mình". Vậy đấy, người khôn thì chỉ muốn nâng cao người khác lên. Trái lại người thấp kém thì chỉ mong ai cũng thấp kém như mình, để mình còn tiện lợi khi sống. Người Việt có câu "Đục nước béo cò", có rất nhiều người khi được sa vào trĩnh gạo, thì chỉ muốn nước đục để hưởng lợi, họ sợ sự gạn đục khơi trong sẽ làm mất đi nơi thủ lợi của mình.
Không ai thích nhà mình nghèo hèn cả, nhưng như người đời nói, con không chọn được cha mẹ, cũng như con người không thể chọn được quê hương xứ sở cho mình. Vì thế với những ai có lương tri, thấy nước ta còn nghèo đói, lạc hậu, thì muốn cải thiện, nâng cao, bồi bổ, phát triển đất nước lên. Chẳng phải khẩu hiệu của Nhà nước ta là "Xây dựng xã hội giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" ư?
Vậy bước đi đầu tiên của người Việt là gì? Tại sao chúng ta vẫn còn nhỏ bé? Bởi vì chúng ta sống bằng một tâm lý manh mún cục bộ, một thứ lệ làng bao phủ khi xây dựng quốc gia lập hiến "phép vua thua lệ làng" . Ngư963,ời Trung Quốc có câu: "Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không vượt qua được một bước chân" . Đa số người Việt khi bước vào nghệ thuật hay khoa học, thì thường nói một câu "tôi thích", thích thế nọ, thích thế kia. Ngay cả khi phán đoán, người Việt cũng thường nói "tôi thích", nghĩa là người ta chẳng đưa ra bất cứ một khả năng hay sử dụng lý trí nào. Đây là cách mà người phương Tây bảo: người ta không bao giờ nên bàn về ý thích "gout", giống như người thích ăn thịt bò, người thích ăn thịt gà thì không thể bàn với nhau về việc ăn cái gì ngon hơn.
Đã không sống bằng lý trí, thì làm sao có thể sống có lý để vận hành mọi việc? Có thể nói: Đời sống thiếu tính công lý chung là đặc trưng cố hữu tiêu biểu nhất của người Việt, làm cho xã hội manh mún rời rạc và yếu đuối. Và đặc trưng này được cải thiện rất ít qua nhiều thế kỷ. Tại sao, như trên đã bàn, không có lý, chúng ta không thể đi quá một bước chân, giống việc chúng ta đi giày trái vậy, không thể nào bước nổi. Và khi có lý, giống triết gia Hegel nói: mọi cái có lý, thì đều phải tiến đến cái lý phổ quát. Nếu lý trí không tiến đến và không tôn trọng cái phổ quát thì chỉ là cục bộ, cá nhân, ích kỷ, thậm chí lố bịch.
Cụ thể trong đời sống, chúng ta gặp không ít những kẻ có học hẳn hoi lại chầy bửa hết cỡ, từ văn hóa đến văn minh, cho đến các vĩ nhân, các thành tựu, đều hạ một câu "ông đếch cần". Đã thế lại còn văng cả cơ quan của chị em ra nơi đông người, mọi người sợ quá liền im lặng, thế là kẻ kia đắc chí cho rằng mình đã nhanh chóng chiến thắng bằng tâm lý đầu gấu. Và đã thắng một lần, anh chàng càng thích biện pháp đánh nhanh thắng nhanh đó, đem sử dụng thường xuyên. Nhiều người thấy thế không coi đó là bài học dở nên tránh, mà lại cho là cách hữu hiệu để giải quyết áp đảo người khác, nên học làm theo.
Chúng ta vẫn biết, không có tranh luận thì không thể phát triển ngôn ngữ và trí khôn. Nhưng trong rất nhiều cuộc hội nghị chuyên đề, hầu như hội nghị nào cũng trở thành hội nghị phụ lão, các ông già thay nhau cầm giấy lên đọc. Đến người trẻ ở tuổi trên năm mươi thì hết thời gian. Hội nghị xong mà người ta chẳng thu hái được gì ngoài mấy bài phát biểu của các cụ già, đã đọc mấy chục năm chẳng có gì ngoài "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
Hội nghị là cuộc gặp gỡ đỉnh cao, nhưng vẫn được chúng ta tiến hành theo lối hội hè đình đám ở làng xã. Và vẫn đem theo cái truyền thống "được ăn, được nói, được gói đem về". Đến để được ăn, nhận phong bì đã đành. Nhưng nói, dù không có gì để nói, ta vẫn lên nói để nhận phần danh dự chứng tỏ mình ở đẳng cấp được nói. Còn gói đem về, tất nhiên gói to hay bé thì phải tương xứng với đẳng cấp. Vì thế mà hội nghị nảy sinh rất nhiều mặc cảm trái chiều: ông thích lên nói mà không có gì ư, ở dưới tôi không nghe. Tôi vẫn đến dự hội nghị cho có miếng có phần nhưng tôi chơi láng tráng ở bên ngoài cho sướng, lại còn gọi những kẻ giống tôi ra một chỗ tụ bạn rượu chè …
Một con người thiếu sự tiến bộ của lý trí thì khó mà trưởng thành? Một xã hội không có công lý làm nền tảng thì làm sao xây dựng lập hiến và pháp luật? Một quốc gia thiếu vắng những công dân khao khát công lý và lập hiến thì có thể hùng mạnh không? Liệu đó có phải nguyên nhân chí tử về tầm vóc còn ở trong ao của người Việt?
Các nhà khoa học cũng thường nói đến thời điểm xuất phát rất quan trọng của vạn vật, theo tiếng Tây, người ta gọi là Depart. Các phi công thường nói, lái máy bay, khó nhất là lúc cất cánh, sau đó là lúc hạ cánh, còn đang bay thì không khó lắm. Còn người Việt thường nói "Khắc đi thì khắc đến, không đi thì không đến". Nhưng muốn đi mà chẳng khởi hành thì chẳng bao giờ đi được, mà đã không đi thì không đến. Đó là quá trình lý giải phần nào cho tình trạng còn rất nhỏ bé, rất lạc hậu của người Việt hiện nay.
Chúng ta thử tham chiếu tiến trình tiến bộ của nhân loại. Có rất nhiều chuyên gia đã nói: Sự phát triển khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 20 bằng tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Có một hình ảnh so sánh dễ hiểu là: con người ở thế kỷ 16 chẳng hạn, người ta thấy một chiếc xe ngựa, rồi đến lượt cháu chắt của ông ta ở thế kỷ 17 vẫn chỉ nhìn thấy chiếc xe ngựa. Nhưng trong thế kỷ 20, một người mắc chứng ngủ sâu hơn chục năm, khi tỉnh dậy, ông ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy vợ và con đang nói chuyện với người khác đang ở rất xa chỉ bằng một chiếc máy di động nhỏ xíu ở trên tay. Hình ảnh đó đối với ông, phải là một phép lạ, hoặc như chuyện của người ngoài hành tinh.
Vậy mà theo một vài bảng liệt kê đánh giá, dân Việt so với vài nước trong khu vực cách xa từ năm chục đến chín chục năm, thì chúng ta không nên nghĩ, đó chỉ là vài chục năm nghĩa đen, mà đó là thời gian của thế kỷ 20, nếu chúng ta tụt hậu trong quãng thời gian đó, thời gian một thế kỷ bằng cả lịch sử, thì có thể chúng ta lùi lại xa xa lắm. Ở đây tôi không muốn tra cứu những số liệu chính xác mà chỉ muốn gợi mở cho suy tư.
Vậy thì chúng ta đã đi được bao xa? Hơn thế chúng ta đã khởi hành chưa? Và khởi hành bằng phương tiện nào? Tôi xin đưa ra một bằng chứng cụ thể: trước công nguyên hơn ba trăm năm, người Hy Lạp đã bàn đến những vấn đề như công lý, cộng hòa, hay nguyên lão nghị viện… giờ thử hỏi có mấy người Việt có cả trí thức lưu tâm thường xuyên về vấn đề này. Có rất nhiều người lại còn an nhiên tự tại nói rằng: dân tộc ta chẳng thua kém dân tộc nào cả! dân tộc ta là tốt lắm rồi! thông minh rồi tiến bộ nữa.
Một hiền nhân Trung Hoa có nói: "Người quân tử chỉ muốn nâng người khác lên cho bằng mình, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ muốn kéo tất cả người khác xuống để họ bằng mình". Vậy đấy, người khôn thì chỉ muốn nâng cao người khác lên. Trái lại người thấp kém thì chỉ mong ai cũng thấp kém như mình, để mình còn tiện lợi khi sống. Người Việt có câu "Đục nước béo cò", có rất nhiều người khi được sa vào trĩnh gạo, thì chỉ muốn nước đục để hưởng lợi, họ sợ sự gạn đục khơi trong sẽ làm mất đi nơi thủ lợi của mình.
Không ai thích nhà mình nghèo hèn cả, nhưng như người đời nói, con không chọn được cha mẹ, cũng như con người không thể chọn được quê hương xứ sở cho mình. Vì thế với những ai có lương tri, thấy nước ta còn nghèo đói, lạc hậu, thì muốn cải thiện, nâng cao, bồi bổ, phát triển đất nước lên. Chẳng phải khẩu hiệu của Nhà nước ta là "Xây dựng xã hội giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" ư?
Vậy bước đi đầu tiên của người Việt là gì? Tại sao chúng ta vẫn còn nhỏ bé? Bởi vì chúng ta sống bằng một tâm lý manh mún cục bộ, một thứ lệ làng bao phủ khi xây dựng quốc gia lập hiến "phép vua thua lệ làng" . Ngư963,ời Trung Quốc có câu: "Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không vượt qua được một bước chân" . Đa số người Việt khi bước vào nghệ thuật hay khoa học, thì thường nói một câu "tôi thích", thích thế nọ, thích thế kia. Ngay cả khi phán đoán, người Việt cũng thường nói "tôi thích", nghĩa là người ta chẳng đưa ra bất cứ một khả năng hay sử dụng lý trí nào. Đây là cách mà người phương Tây bảo: người ta không bao giờ nên bàn về ý thích "gout", giống như người thích ăn thịt bò, người thích ăn thịt gà thì không thể bàn với nhau về việc ăn cái gì ngon hơn.
Đã không sống bằng lý trí, thì làm sao có thể sống có lý để vận hành mọi việc? Có thể nói: Đời sống thiếu tính công lý chung là đặc trưng cố hữu tiêu biểu nhất của người Việt, làm cho xã hội manh mún rời rạc và yếu đuối. Và đặc trưng này được cải thiện rất ít qua nhiều thế kỷ. Tại sao, như trên đã bàn, không có lý, chúng ta không thể đi quá một bước chân, giống việc chúng ta đi giày trái vậy, không thể nào bước nổi. Và khi có lý, giống triết gia Hegel nói: mọi cái có lý, thì đều phải tiến đến cái lý phổ quát. Nếu lý trí không tiến đến và không tôn trọng cái phổ quát thì chỉ là cục bộ, cá nhân, ích kỷ, thậm chí lố bịch.
Cụ thể trong đời sống, chúng ta gặp không ít những kẻ có học hẳn hoi lại chầy bửa hết cỡ, từ văn hóa đến văn minh, cho đến các vĩ nhân, các thành tựu, đều hạ một câu "ông đếch cần". Đã thế lại còn văng cả cơ quan của chị em ra nơi đông người, mọi người sợ quá liền im lặng, thế là kẻ kia đắc chí cho rằng mình đã nhanh chóng chiến thắng bằng tâm lý đầu gấu. Và đã thắng một lần, anh chàng càng thích biện pháp đánh nhanh thắng nhanh đó, đem sử dụng thường xuyên. Nhiều người thấy thế không coi đó là bài học dở nên tránh, mà lại cho là cách hữu hiệu để giải quyết áp đảo người khác, nên học làm theo.
Chúng ta vẫn biết, không có tranh luận thì không thể phát triển ngôn ngữ và trí khôn. Nhưng trong rất nhiều cuộc hội nghị chuyên đề, hầu như hội nghị nào cũng trở thành hội nghị phụ lão, các ông già thay nhau cầm giấy lên đọc. Đến người trẻ ở tuổi trên năm mươi thì hết thời gian. Hội nghị xong mà người ta chẳng thu hái được gì ngoài mấy bài phát biểu của các cụ già, đã đọc mấy chục năm chẳng có gì ngoài "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
Hội nghị là cuộc gặp gỡ đỉnh cao, nhưng vẫn được chúng ta tiến hành theo lối hội hè đình đám ở làng xã. Và vẫn đem theo cái truyền thống "được ăn, được nói, được gói đem về". Đến để được ăn, nhận phong bì đã đành. Nhưng nói, dù không có gì để nói, ta vẫn lên nói để nhận phần danh dự chứng tỏ mình ở đẳng cấp được nói. Còn gói đem về, tất nhiên gói to hay bé thì phải tương xứng với đẳng cấp. Vì thế mà hội nghị nảy sinh rất nhiều mặc cảm trái chiều: ông thích lên nói mà không có gì ư, ở dưới tôi không nghe. Tôi vẫn đến dự hội nghị cho có miếng có phần nhưng tôi chơi láng tráng ở bên ngoài cho sướng, lại còn gọi những kẻ giống tôi ra một chỗ tụ bạn rượu chè …
Một con người thiếu sự tiến bộ của lý trí thì khó mà trưởng thành? Một xã hội không có công lý làm nền tảng thì làm sao xây dựng lập hiến và pháp luật? Một quốc gia thiếu vắng những công dân khao khát công lý và lập hiến thì có thể hùng mạnh không? Liệu đó có phải nguyên nhân chí tử về tầm vóc còn ở trong ao của người Việt?
Nguyễn Hoàng Đức
Nguồn: CAND Online