Dân số thế giới có thể sẽ tăng lên mức 9 tỷ người vào năm 2050, đẩy thế các nước vào tình trạng phải tranh giành nhau lương thực vì nguồn cung có hạn, các nhà khoa học Mỹ vừa cảnh báo.
Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ cho rằng, dân số thế giới sẽ tăng nhanh ở những nước nghèo, nghĩa là sản lượng lương thực trong giai đoạn 40 năm tới phải tăng bằng với lượng được sản xuất ra trong 8.000 năm qua.
Dân số ở châu Phi và các nước nam Á được dự đoán sẽ tăng cao nhất, và thu nhập của người dân những nước này cũng được dự đoán sẽ tăng 4 lần trong thời gian này. Điều này sẽ khiến nguồn cung lương thực căng thẳng vì các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thu nhập cao hơn thường tiêu thụ nhiều lương thực hơn.
“Nhiều người hơn, nhiều tiền hơn, tiêu thụ nhiều, nhưng hành tinh thì vẫn vậy”, ông Jason Clay ở Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, nói. Ông kêu gọi cần có sự thay đổi trong việc sản xuất lương thực cũng như các biện pháp kìm chế tăng dân số, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
“Trong 20 năm qua, rất ít tiền được đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình. Nếu đầu tư cho công tác này ngay từ bây giờ thì sẽ vừa kìm chế được sự tăng dân số, vừa nâng cao đời sống và giải quyết được nhiều vấn đề môi trường”, John Bongaart, công tác tại cơ quan dân số của Liên hợp quốc, nói.
Dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng lên 10 tỷ vào năm 2100. Tuổi thọ ở các nước phát triển có thể vượt ngưỡng 100 vào cuối thế kỷ này.
Dân số ở châu Phi và các nước nam Á được dự đoán sẽ tăng cao nhất, và thu nhập của người dân những nước này cũng được dự đoán sẽ tăng 4 lần trong thời gian này. Điều này sẽ khiến nguồn cung lương thực căng thẳng vì các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thu nhập cao hơn thường tiêu thụ nhiều lương thực hơn.
Dân số thế giới có thể sẽ tăng lên mức 9 tỷ người vào năm 2050. Ảnh: Daily Mail |
“Nhiều người hơn, nhiều tiền hơn, tiêu thụ nhiều, nhưng hành tinh thì vẫn vậy”, ông Jason Clay ở Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, nói. Ông kêu gọi cần có sự thay đổi trong việc sản xuất lương thực cũng như các biện pháp kìm chế tăng dân số, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
“Trong 20 năm qua, rất ít tiền được đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình. Nếu đầu tư cho công tác này ngay từ bây giờ thì sẽ vừa kìm chế được sự tăng dân số, vừa nâng cao đời sống và giải quyết được nhiều vấn đề môi trường”, John Bongaart, công tác tại cơ quan dân số của Liên hợp quốc, nói.
Dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng lên 10 tỷ vào năm 2100. Tuổi thọ ở các nước phát triển có thể vượt ngưỡng 100 vào cuối thế kỷ này.