"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 1. Februar 2011

Giới trí thức phẫn nộ nhưng không vì ý thức hệ

Tác Giả: Wolfgang Günter Lerch
chuyển ngữ: Nguyễn Hội
Phong trào phản đối tại Ai Cập không có người lãnh đạo và không có quan điểm chính trị đồng nhất. Những người Hồi giáo cũng tham gia phong trào, nhưng danh tiếng của họ đã bị giảm sút. Nhiều người trí thức trẻ Ai Cập giữ khoảng cách xa với ý tưởng Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo.

Trước đây tại Ai Cập, mỗi khi có biểu tình thì thường được tổ chức trên quảng trường Tahrir nằm trong trung tâm thủ đô Cairo - Những cuộc biểu tình này được tiến hành theo mệnh lệnh và được trả lương bởi đảng cầm quyền NDP với mục đích ca ngợi tổng thống. Sự kiện này xảy ra  thường xuyên dưới thời cai trị của Gamal Abdel Nasser 1952-1970 nhằm chào mừng tổng thống hoặc phản đối Israel mỗi khi chế độ đã phải đương đầu với thất bại.
Trong thập niên tám mươi và chín mươi, thành phần Hồi giáo cực đoan Muslim Brotherhood, được thành lập vào năm 1928, thường tụ tập ở nơi đó (quảng trường Tahrir) để biểu tình phản đối. Họ đòi hỏi gọi một "qui củ Hồi giáo" trên nền tảng "công lý theo (định nghĩa của) Hồi giáo". Khẩu hiệu chính của họ là: "Hồi giáo là giải pháp". Hoặc họ bày tỏ sự ủng hộ đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan Palestine Hamas tại Dải Gaza và Tây Jordan.
Thành phần tham gia các cuộc cuộc biểu tình lần này tại Ai Cập tương tự như thành phần những người xuống đường tại Tunisia vừa qua. Họ là những người trẻ, rất nhiều phụ nữ, ý thức hệ tư tưởng không đóng vai trò quan trọng trong hành động chống đối của họ. Yêu cầu của họ là có việc làm, giá thực phẩm rẻ, tự do dân chủ, có triển vọng phát triển trong tương lai. Bốn mươi phần trăm người Ai Cập sống với khoảng hai đô la mỗi ngày. Mục đích chung là chấm dứt các cơ cấu quyền lực độc đoán (trên lãnh thổ Ai Cập).

Phong trào chống đối chế độ Mubarak bao gồm sinh viên, giáo sư đại học, nhân viên văn phòng, trí thức. Nghĩa là thành phần giai cấp trung lưu trong xã hội dân sự (Ai Cập). Vì vai trò của họ trong xã hội không phù hợp với khả năng và ngày càng giảm sút do điều kiện phát triển yếu kém và đàn áp (bởi nhà nước) tăng trưởng. Cuộc chống đối này không nhằm đạt được một qui củ mới cho xã hội đã được xác định từ trước, mà nhằm đạt được các quyền tự do căn bản, những quyền này được phổ biến và được tôn trọng ở nơi khác. Ngoài ra, cuộc chống đối này cũng thể hiện sự bất mãn với hệ thống thống trị hiện hành đã tồn tại từ ba mươi năm nay qua thể hiện qua con người Muhammad Husni Mubarak. Kể từ khi bị lật đổ của vua Farouk để thành lập Cộng hoà Ai Cập không kể giai đoạn ban đầu dưới quyền tướng Naguib - đến nay chỉ trải qua ba Tổng thống. đảng cầm quyền chi phối tất cả mọi sự việc trong nước dưới sự bảo vệ của quân đội.
 
Về cấu trúc, phong trào chống đối không đồng nhất về ý thức hệ chính trị. Tổ chức Anh em Kết Nghĩa Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đương nhiên tham gia phong trào, nhưng họ chỉ đóng vai trò rất nhỏ. Danh tiếng của họ đã giảm sút đáng kể trong những năm gần đây. Thành phần đáng kể của phong trào là những người trẻ Ai Cập được giáo dục và đào tạo tốt nhất, những người gần đây đã không chọn Saudi Arabia là một thần tượng, họ đã giữ khoảng cách lớn với những ý tưởng Hồi giáo và những nhóm Hồi giáo hơn những năm trước đây khi người dân còn tin tưởng vào tổ chức Brotherhood Hồi giáo. Thành phần khuynh tả cũng là một phần của phong trào chống đối mà đại diện qua nhóm "Kifaya", tên của tổ chức cũng biểu hiện được tâm trạng phần lớn dân chúng (Ai Cập): "đủ rồi" Điều này cho thấy sự bất mãn không chỉ đơn thuần lên người đứng đầu nước, mà còn lên toàn bộ gia tộc Mubarak và hệ thống chế độ độc tài quân phiệt nhưng bề ngoài ngụy trang một cách khá khéo léo. 
Phe chống đối độc lập về ý thức hệ chính trị không có một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, họ ảnh hưởng ý tưởng được gầy dựng trong hai mươi năm qua bởi giới trí thức như nhà nhân quyền Saadeddin Ibrahim, các nhà văn như Naguib Mahfouz, người đoạt giải Nobel về văn chương, nhà văn nổi tiếng Alaa al Aswany, nhà hoạt động chính trị Ayman Nur và một số người khác… Bắt bớ, tù đày, đàn áp hoặc bảo hộ không thể ngăn chặn được nhu cầu đòi hỏi về dân chủ và quyền tham gia quyết định các vấn đề đất nước của người dân. Gần đây nhiều người đặt kỳ vọng vào ông Mohammed El Baradei, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế tại Vienna và  là người được giải Nobel hòa bình, khi ông trở về Ai Cập. Nhưng ngay sau đó ông lại được thấy thường xuyên ở nước ngoài. 
Nhiều người cho rằng sự gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái là kích hoạt cho làn sóng biểu tình hiện nay. Nhiều cuộc biểu tình bạo động đã xảy ra sau cuộc „bầu cử“ năm ngoái.  Vì sau đó Ai Cập đã trở thành quốc gia một đảng vì thành phần đối lập không còn đáng kể trong quốc hội nữa. Ngoài ra việc Mubarak cài đặt con trai không được ưa thích Gamal của mình làm người kế vị nhằm đảm bảo ảnh hưởng của gia tộc Mubarak tại Ai Cập đã làm phẫn nộ những người biểu tình.  
Với đường lối cứng rắn của nhà cầm quyền (Ai Cập) đã gia tăng căng thẳng tại Ai Cập: Mặc dù tốc độ tăng trưởng (kinh tế) cao, nhưng người dân ngày càng nghèo khổ hơn. Tổng số người Ai Cập - gần tám mươi triệu người - mỗi ngày mỗi tăng thêm. Tương lai của nhiều người Ai Cập ảm đạm, ông già bịnh hoạn Husni Mubarak sẽ có thể ra ứng cử một lần nữa vào mùa thu.
Nguồn: báo giấy Frankfurter Allgemeine Zeitung  ngày  28.01.2011
Tác Giả: Wolfgang Günter Lerch
chuyển ngữ: Nguyễn Hội