Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, Hà Nội, 19/1/201. Reuters
Có vẻ như ông Dũng đã thương lượng việc ngồi tiếp trên ghế thủ tướng, để đổi lấy việc ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước. Việt Nam có tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2020. Và như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng không thể nào tránh khỏi các cuộc cải cách khó khăn, như trong lãnh vực quốc doanh vốn nhiều nợ nần và thường bị khuấy động bởi các xì-căng-đan tham nhũng.
Tuần báo Le Courrier International trích dịch bài viết trên tờ báo Le Temps của Thụy Sĩ có tựa đề : « Nguyễn Tấn Dũng: Người cầm lái con tàu Việt Nam ». Bài viết được cây cọ David Browley của Úc minh họa bằng hình vẽ thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mặc bộ vét nhưng đội nón cối, phía sau là vịnh Hạ Long.
Bài báo mô tả lại khung cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11. Ngồi trên chủ tịch đoàn, dưới chân dung của Mác – Lênin, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, áo vét đen, cà-vạt đỏ, vỗ tay chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tân tổng bí thư. Thế nhưng chính ông Dũng mới là người đại thắng trong Đại hội Đảng lần thứ 11, kết thúc vào ngày 19 tháng giêng. Tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng đầy tham vọng, năm nay 61 tuổi, chắc chắn giữ được chiếc ghế thủ tướng trong năm năm tới, khi Quốc hội sẽ bỏ phiếu một cách tượng trưng vào tháng 5.
Khá tự nhiên với báo chí, người cựu chiến binh – theo như tiểu sử thì ông Nguyễn Tấn Dũng đi chiến đấu chống Mỹ từ năm 12 tuổi – đã là con người quyền uy nhất của chế độ. Phương pháp của ông ? Đó là đặt dấu ấn cá nhân cho quyền lực. Ông Benoît de Tréglodé, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại nhận xét : « Đây là một điểm mới trong đời sống chính trị Việt Nam, lâu nay vốn chú trọng sự kín đáo ».
Việc một con người được một số người đã tiếp xúc nhận xét là « nghiêm khắc », thậm chí « độc đoán », vẫn ngồi tiếp ghế thủ tướng cho thấy vai trò của tổng bí thư đã giảm sút. Một nhà báo viết cho một nhật báo lớn của Việt Nam nhận định : « Từ khoảng 10 năm nay, vai trò của thủ tướng ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì nắm kinh tế ».
Thế mà mới hai tháng trước, tương lai của ông Dũng còn có vẻ mờ mịt. Thủ tướng đã phải tự kiểm điểm trước các đại biểu Quốc hội. Ông đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về vụ Vinashin, một trong những tập đoàn quốc doanh lớn nhất đang ở trên bờ vực phá sản. Được một trong những người thân cận của ông Dũng điều hành, tập đoàn đóng tàu này đã nợ đến 3 tỉ đô la, tương đương gần 5% tổng sản phẩm nội địa cả nước. Đồng thời, ông Dũng còn bị liên lụy qua việc các đảng viên kỳ cựu đưa kiến nghị yêu cầu ngưng dự án khai thác bauxite do Trung Quốc đầu tư, mà ông Dũng đã phê duyệt. Trong cái thế bất lợi này, các nhà quan sát còn nhận ra những thủ đoạn của đối thủ ông Dũng là ông Trương Tấn Sang, người được trao chức chủ tịch nước, một chức vụ chỉ mang tính tượng trưng.
Trong kỳ đại hội Đảng trước đây vào năm 2006, hai nhân vật này, đều cùng tuổi và cùng là người miền Nam, đã từng đối đầu với nhau để giành chức người đứng đầu chính phủ. Theo ông Benoît de Tréglodé, thì « Lần này xem chừng ông Dũng đã thương lượng việc tiếp tục ngồi ghế thủ tướng, để đổi lấy việc ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước ». Trong cuộc song đấu này, mỗi người đã thử nghiệm sức mạnh của mạng lưới mình.
Một nhà báo địa phương nhớ lại : « Hồi năm 2006 lúc mới được phong thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm dấy lên nhiều hy vọng ». Hình ảnh năng động của một vị thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, hứa hẹn một sự hiện đại hóa. Nhưng người ta đã thất vọng.
Việc đàn áp chính trị vẫn tiếp diễn. Khoảng hai chục nhà ly khai đã bị bắt giam hoặc bị truy tố trong năm qua. Và mặc dù có tiếng là ưu ái các nhà đầu tư, ông Dũng vẫn không thành công trong việc kìm chế lạm phát, cũng như hãm lại đà rớt giá của đồng bạc Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ hai này, ông sẽ phải theo đuổi mục tiêu tỉ lệ tăng trưởng từ 7 đến 8%, và tăng tốc phát triển kinh tế. Việt Nam có tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2020. Và như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng không thể nào tránh khỏi các cuộc cải cách khó khăn, như trong lãnh vực quốc doanh vốn nhiều nợ nần và thường bị khuấy động bởi các xì-căng-đan tham nhũng.
Mỹ - Trung : Không nên kỳ vọng vào một « tuần trăng mật thứ ba »
Cũng trên lĩnh vực chính trị nhưng về mối quan hệ Mỹ - Trung, tuần báo The Economist điểm lại chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của ông Hồ Cẩm Đào, cho rằng không nên kỳ vọng ở một tuần trăng mật thứ ba giữa hai cường quốc này.
Tờ báo ví von, những cặp vợ chồng sau khi cắn đắng nhau thường cố gắng nhen lại đóm lửa với một tuần trăng mật thứ hai. Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang sắp sửa bước vào tuần trăng mật thứ ba. Họ xếp chuyến viếng thăm nước Mỹ của chủ tịch Trung Quốc mới kết thúc ngày 21/1 bên cạnh hai cột mốc trước đây. Đó là chuyến đi Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình năm 1979, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ; và sau đó là chuyến công du của ông Giang Trạch Dân năm 1997, chính thức đánh dấu sự tan băng ngoại giao sau vụ thảm sát Thiên An Môn 8 năm trước đó.
Điểm qua những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay, The Economist có thêm một nhận xét, đó là chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang trở nên phức tạp, do quân đội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đây là một trong những lý do khiến phía Mỹ phải thúc đẩy đối thoại quân sự.
Tờ báo cho rằng, cho dù bản thông cáo chung tái khẳng định Hoa Kỳ hoan nghênh một « Trung Quốc hùng cường, thịnh vượng và thành công sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thế giới kinh doanh », và Bắc Kinh đáp trả bằng việc tán thành một « Hoa Kỳ như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực », sự trỗi dậy của một đẩt nước khổng lồ như Trung Quốc sẽ không bao giờ êm ả. Theo The Economist, điều tốt đẹp nhất có thể hy vọng là sự căng thẳng sẽ được kìm nén. Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào năm tới, và sự chuyển giao quyền lực ở ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, tốt nhất mỗi bên đều tạm ngưng đào sâu những bất đồng trước khi mọi việc trở nên tệ hại. Tuy nhiên, hy vọng vào một tuần trăng mật thứ ba, thì có vẻ quá lạc quan.
Người thành thị Trung Quốc thuê đất trồng rau vì sợ thực phẩm không an toàn
Liên quan đến Trung Quốc, Le Courrier International trích dịch một tờ báo xuất bản tại Bắc Kinh, đề cập đến hiện tượng nhiều người thành thị Trung Quốc hiện nay thuê đất ở ngoại thành để tự trồng rau quả, hầu hết do lo sợ vấn đề an toàn thực phẩm.
Tờ báo cho biết, không chỉ tại thủ đô Bắc Kinh mà ở nhiều nơi khác như Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, nhiều người dân thành phố đã tranh nhau đi thuê một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô. Họ tự tay làm vườn, trồng nhiều loại rau quả để cho gia đình dùng theo mùa. Hiện tượng này lây lan nhanh đến nỗi, chỉ riêng một nông trại ở ngoại ô Bắc Kinh năm ngoái có 15 gia đình đến thuê đất, năm nay đã lên đến con số 120. Không chỉ để vui thú điền viên, mà thật ra còn do nỗi lo sợ trước hàng loạt xì-căng-đan ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua, từ sữa có melamine, dầu tái sinh cho đến việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức…Một số khác « tự cứu » mình bằng cách tập hợp lại, cùng mua sản phẩm của những nhà nông cam kết áp dụng phương pháp canh tác sinh thái.
Hàng giả ngày càng nhanh nhạy và tinh vi hơn
Trên lãnh vực kinh tế, trong một bài phóng sự đăng trên tuần báo Le Nouvel Observateur, tác giả đã theo chân các nhân viên hải quan tại sân bay Roissy để quan sát việc truy bắt hàng giả. Từ túi xách hàng hiệu, các mặt hàng điện tử cho đến nữ trang đắt tiền, tất cả đều có thể làm giả. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhanh chóng, và sao chép ngày càng tinh vi hơn, đa số xuất xứ từ Trung Quốc.
Trên kệ trưng bày của cơ quan hải quan, có những đôi giày cao gót đỏ chói thuộc bộ sưu tập mới nhất của một hiệu thời trang nổi tiếng Paris. Cửa hàng mới vừa nhập về đợt hàng mới, thì hàng giả đã có mặt ! Hải quan Roissy hồi cuối tháng 12 đã tịch thu được 30 đôi trong một kiện hàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đôi giày thời trang này, là một chiếc vòng đeo tay, một chiếc thắt lưng, mascara trang điểm, tất cả đều mang các nhãn hiệu nổi tiếng.
Mỗi tuần một hoặc hai lần, các món hàng giả bị tịch thu được tiêu hủy, hoặc đem đi tái chế. Trong năm 2009, chỉ riêng tại phi trường Roissy đã tịch thu được hơn một triệu món hàng giả, 1.400 nhân viên hải quan thay phiên làm việc ngày đêm. Nhưng kết quả cũng chỉ như muối bỏ biển, vì thị trường hàng giả hiện chiếm đến 500 tỉ euro, tức 8% lượng trao đổi thương mại trên toàn cầu.
Bài báo mô tả lại khung cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11. Ngồi trên chủ tịch đoàn, dưới chân dung của Mác – Lênin, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, áo vét đen, cà-vạt đỏ, vỗ tay chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tân tổng bí thư. Thế nhưng chính ông Dũng mới là người đại thắng trong Đại hội Đảng lần thứ 11, kết thúc vào ngày 19 tháng giêng. Tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng đầy tham vọng, năm nay 61 tuổi, chắc chắn giữ được chiếc ghế thủ tướng trong năm năm tới, khi Quốc hội sẽ bỏ phiếu một cách tượng trưng vào tháng 5.
Khá tự nhiên với báo chí, người cựu chiến binh – theo như tiểu sử thì ông Nguyễn Tấn Dũng đi chiến đấu chống Mỹ từ năm 12 tuổi – đã là con người quyền uy nhất của chế độ. Phương pháp của ông ? Đó là đặt dấu ấn cá nhân cho quyền lực. Ông Benoît de Tréglodé, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại nhận xét : « Đây là một điểm mới trong đời sống chính trị Việt Nam, lâu nay vốn chú trọng sự kín đáo ».
Việc một con người được một số người đã tiếp xúc nhận xét là « nghiêm khắc », thậm chí « độc đoán », vẫn ngồi tiếp ghế thủ tướng cho thấy vai trò của tổng bí thư đã giảm sút. Một nhà báo viết cho một nhật báo lớn của Việt Nam nhận định : « Từ khoảng 10 năm nay, vai trò của thủ tướng ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì nắm kinh tế ».
Thế mà mới hai tháng trước, tương lai của ông Dũng còn có vẻ mờ mịt. Thủ tướng đã phải tự kiểm điểm trước các đại biểu Quốc hội. Ông đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về vụ Vinashin, một trong những tập đoàn quốc doanh lớn nhất đang ở trên bờ vực phá sản. Được một trong những người thân cận của ông Dũng điều hành, tập đoàn đóng tàu này đã nợ đến 3 tỉ đô la, tương đương gần 5% tổng sản phẩm nội địa cả nước. Đồng thời, ông Dũng còn bị liên lụy qua việc các đảng viên kỳ cựu đưa kiến nghị yêu cầu ngưng dự án khai thác bauxite do Trung Quốc đầu tư, mà ông Dũng đã phê duyệt. Trong cái thế bất lợi này, các nhà quan sát còn nhận ra những thủ đoạn của đối thủ ông Dũng là ông Trương Tấn Sang, người được trao chức chủ tịch nước, một chức vụ chỉ mang tính tượng trưng.
Trong kỳ đại hội Đảng trước đây vào năm 2006, hai nhân vật này, đều cùng tuổi và cùng là người miền Nam, đã từng đối đầu với nhau để giành chức người đứng đầu chính phủ. Theo ông Benoît de Tréglodé, thì « Lần này xem chừng ông Dũng đã thương lượng việc tiếp tục ngồi ghế thủ tướng, để đổi lấy việc ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước ». Trong cuộc song đấu này, mỗi người đã thử nghiệm sức mạnh của mạng lưới mình.
Một nhà báo địa phương nhớ lại : « Hồi năm 2006 lúc mới được phong thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm dấy lên nhiều hy vọng ». Hình ảnh năng động của một vị thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, hứa hẹn một sự hiện đại hóa. Nhưng người ta đã thất vọng.
Việc đàn áp chính trị vẫn tiếp diễn. Khoảng hai chục nhà ly khai đã bị bắt giam hoặc bị truy tố trong năm qua. Và mặc dù có tiếng là ưu ái các nhà đầu tư, ông Dũng vẫn không thành công trong việc kìm chế lạm phát, cũng như hãm lại đà rớt giá của đồng bạc Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ hai này, ông sẽ phải theo đuổi mục tiêu tỉ lệ tăng trưởng từ 7 đến 8%, và tăng tốc phát triển kinh tế. Việt Nam có tham vọng trở thành nước phát triển vào năm 2020. Và như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng không thể nào tránh khỏi các cuộc cải cách khó khăn, như trong lãnh vực quốc doanh vốn nhiều nợ nần và thường bị khuấy động bởi các xì-căng-đan tham nhũng.
Mỹ - Trung : Không nên kỳ vọng vào một « tuần trăng mật thứ ba »
Cũng trên lĩnh vực chính trị nhưng về mối quan hệ Mỹ - Trung, tuần báo The Economist điểm lại chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của ông Hồ Cẩm Đào, cho rằng không nên kỳ vọng ở một tuần trăng mật thứ ba giữa hai cường quốc này.
Tờ báo ví von, những cặp vợ chồng sau khi cắn đắng nhau thường cố gắng nhen lại đóm lửa với một tuần trăng mật thứ hai. Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang sắp sửa bước vào tuần trăng mật thứ ba. Họ xếp chuyến viếng thăm nước Mỹ của chủ tịch Trung Quốc mới kết thúc ngày 21/1 bên cạnh hai cột mốc trước đây. Đó là chuyến đi Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình năm 1979, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ; và sau đó là chuyến công du của ông Giang Trạch Dân năm 1997, chính thức đánh dấu sự tan băng ngoại giao sau vụ thảm sát Thiên An Môn 8 năm trước đó.
Điểm qua những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay, The Economist có thêm một nhận xét, đó là chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang trở nên phức tạp, do quân đội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đây là một trong những lý do khiến phía Mỹ phải thúc đẩy đối thoại quân sự.
Tờ báo cho rằng, cho dù bản thông cáo chung tái khẳng định Hoa Kỳ hoan nghênh một « Trung Quốc hùng cường, thịnh vượng và thành công sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thế giới kinh doanh », và Bắc Kinh đáp trả bằng việc tán thành một « Hoa Kỳ như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực », sự trỗi dậy của một đẩt nước khổng lồ như Trung Quốc sẽ không bao giờ êm ả. Theo The Economist, điều tốt đẹp nhất có thể hy vọng là sự căng thẳng sẽ được kìm nén. Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào năm tới, và sự chuyển giao quyền lực ở ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, tốt nhất mỗi bên đều tạm ngưng đào sâu những bất đồng trước khi mọi việc trở nên tệ hại. Tuy nhiên, hy vọng vào một tuần trăng mật thứ ba, thì có vẻ quá lạc quan.
Người thành thị Trung Quốc thuê đất trồng rau vì sợ thực phẩm không an toàn
Liên quan đến Trung Quốc, Le Courrier International trích dịch một tờ báo xuất bản tại Bắc Kinh, đề cập đến hiện tượng nhiều người thành thị Trung Quốc hiện nay thuê đất ở ngoại thành để tự trồng rau quả, hầu hết do lo sợ vấn đề an toàn thực phẩm.
Tờ báo cho biết, không chỉ tại thủ đô Bắc Kinh mà ở nhiều nơi khác như Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, nhiều người dân thành phố đã tranh nhau đi thuê một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô. Họ tự tay làm vườn, trồng nhiều loại rau quả để cho gia đình dùng theo mùa. Hiện tượng này lây lan nhanh đến nỗi, chỉ riêng một nông trại ở ngoại ô Bắc Kinh năm ngoái có 15 gia đình đến thuê đất, năm nay đã lên đến con số 120. Không chỉ để vui thú điền viên, mà thật ra còn do nỗi lo sợ trước hàng loạt xì-căng-đan ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua, từ sữa có melamine, dầu tái sinh cho đến việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức…Một số khác « tự cứu » mình bằng cách tập hợp lại, cùng mua sản phẩm của những nhà nông cam kết áp dụng phương pháp canh tác sinh thái.
Hàng giả ngày càng nhanh nhạy và tinh vi hơn
Trên lãnh vực kinh tế, trong một bài phóng sự đăng trên tuần báo Le Nouvel Observateur, tác giả đã theo chân các nhân viên hải quan tại sân bay Roissy để quan sát việc truy bắt hàng giả. Từ túi xách hàng hiệu, các mặt hàng điện tử cho đến nữ trang đắt tiền, tất cả đều có thể làm giả. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhanh chóng, và sao chép ngày càng tinh vi hơn, đa số xuất xứ từ Trung Quốc.
Trên kệ trưng bày của cơ quan hải quan, có những đôi giày cao gót đỏ chói thuộc bộ sưu tập mới nhất của một hiệu thời trang nổi tiếng Paris. Cửa hàng mới vừa nhập về đợt hàng mới, thì hàng giả đã có mặt ! Hải quan Roissy hồi cuối tháng 12 đã tịch thu được 30 đôi trong một kiện hàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đôi giày thời trang này, là một chiếc vòng đeo tay, một chiếc thắt lưng, mascara trang điểm, tất cả đều mang các nhãn hiệu nổi tiếng.
Mỗi tuần một hoặc hai lần, các món hàng giả bị tịch thu được tiêu hủy, hoặc đem đi tái chế. Trong năm 2009, chỉ riêng tại phi trường Roissy đã tịch thu được hơn một triệu món hàng giả, 1.400 nhân viên hải quan thay phiên làm việc ngày đêm. Nhưng kết quả cũng chỉ như muối bỏ biển, vì thị trường hàng giả hiện chiếm đến 500 tỉ euro, tức 8% lượng trao đổi thương mại trên toàn cầu.