"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 1. Februar 2011

Quà Tết ngàn đô ở Việt Nam

Tết
Rượu là một trong những mặt hàng 'quà tết' phổ biến trong dịp tết.

Tết Nguyên đán vẫn luôn là một dịp mua sắm nhộn nhịp của nhiều người dân từ nông thôn tới đô thị.

Thế nhưng, như truyền thông trong nước đưa tin, quà biếu đặc biệt là việc tìm kiếm và biếu xén những loại quà tết cao cấp vẫn luôn là một các chủ đề 'nóng' bậc nhất khi tết Tân Mão đang đến gần.

"Cặp bưởi hồ lô có giá 650 nghìn đồng, cặp dưa hấu vuông đến 3,5 triệu đồng... cặp dưa hình thỏi vàng giá ngang chiếc tivi LCD 32 inch: 6,5 triệu đồng. Thậm chí, một chai rượu hơn 60 triệu đồng… vẫn được nhiều người “săn” làm quà Tết," một bài báo của Tiền Phong Online cho biết về nhu cầu tìm 'hàng độc' làm quà của người đi chợ tết.
"Năm nay có những giỏ quà "khủng" loại 4 triệu (gồm 2 chai rượu và 1 hộp sôcôla ngoại xịn), loại 10 triệu (chai rượu ngoại 6 triệu, hộp sôcôla và một ít bánh ngoại)," trang mạng eva.vn chạy một bài dài trong mục thị trường giá cả của mình.
Nhiều nơi người ta đã mang hàng tết cho các sếp từ lâu trước tết rồi, có những món quà lên tới cả vài trăm nghìn đô.... Còn tết thì họ thậm chí chỉ đến nhà sếp đòi uống rượu suông thôi. Nguyễn Quang Lập

"Những ngày cận Tết, dạo quanh các cửa hiệu bán quà biếu, tặng, nhiều người ngỡ ngàng trước những món quà trị giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng đang hút khách," tờ Thanh Niên Online phản ánh một các dòng hàng dành cho khách có khả năng thanh toán cao.

Đó là những loại hàng hóa đặc biệt từ yến sào, vi cá mập, tới tranh đá hoặc quần áo thời trang hàng hiệu loại top của nước ngoài, có giá từ vài chục tới cả vài trăm triệu đồng.

Khác biệt

Tết (sgtt)
Nhiều siêu thị mở cửa tới tận khuya trong dịp tết này.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập từ trong nước nói với BBC Việt ngữ hôm 31/01 rằng chuyện biếu quà Tết năm nay có khác với những năm trước.

"Năm nay người ta biếu quà kín đáo, âm thầm hơn, dù bên ngoài đường phố vẫn rất tấp nập," ông Lập nhận xét.

"Nhiều nơi người ta đã mang hàng tết cho các sếp từ lâu trước tết rồi, có những món quà lên tới cả vài trăm nghìn đô.... Còn tết thì họ thậm chí chỉ đến nhà sếp đòi uống rượu suông thôi," chủ trang blog Quê Choa cho biết.

Ông Lập cho rằng có lẽ phải lập thêm nhiều các công ty làm dịch vụ biếu quà hộ, trong những dịp tết như thế này:

"Vì nhiều anh chị em làm ở khối văn phòng phải chạy ngược chạy xuôi quà tết cho cơ quan, bở cả hơi tai," nhà văn giải thích.

Cấm hay không cấm

Một blogger khác, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, trên trang blog của mình đã chạy hai hàng giới thiệu về chủ đề 'quà tết biếu xén', mà ông quan tâm:

Tết
Mua bán hàng tiêu dùng và quà tặng dịp tết luôn nhộn nhịp.

"Tết này, tuyệt đối không mang quà đến biếu ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhưng có thể mang quà đến biếu ông Nguyễn Xuân Phúc - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ," Nguyễn Xuân Diện viết.

"Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết rất rõ: "Chính phủ chỉ cấm những hình thức biếu quà có tính chất tiêu cực, lạm dụng công quỹ, chứ không hạn chế tặng quà theo truyền thống và phong tục.

"Vậy khi mang quà đến các đồng chí trong Chính phủ, đề nghị trăm họ tuyệt đối không được mang quà có tình chất tiêu cực, lạm dụng công quỹ; còn tặng quà theo truyền thống và phong tục thì OK, không hạn chế số lượng và giá trị," blogger từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm kết luận.
Quà biếu có xu hướng nổi lên như một phương tiện quan hệ xã hội giữa các tầng lớp quan chức, giữa quan chức với nhau và giữa quan chức với dân thường. Vương Trí Nhàn
Cũng từ trong nước, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, nói với BBC Việt ngữ:
"Tôi thấy nhiều biểu hiện của quà biếu ngày nay, trong đó có biếu xén dịp tết, là một biến tướng của thời phong kiến," người từng viết nhiều bài dưới chủ đề "Người Việt xấu xí" nói.

"Quà biếu có xu hướng nổi lên như một phương tiện quan hệ xã hội giữa các tầng lớp quan chức, giữa quan chức với nhau và giữa quan chức với dân thường

"Nó là một hình thức phân phối của cải và tạo dựng quan hệ trong xã hội và theo tôi hiểu, nó thuộc về văn hóa quyền lực," ông Nhàn nhận định.