Nữ Vương Công Lý đã có bản tin nhan đề “Lễ Bế mạc Năm Thánh và những hạt sạn không đáng có” đăng hôm 7-1-2011, trong đó cho biết một số chi tiết lạ: xóa sổ cách gọi Tổng Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh để thay thế trở lại bằng tên TGP Sài Gòn, vắng bóng cờ của Hội Thánh Công Giáo (màu vàng, trắng), các giám mục ngồi xếp hàng rất lâu bên cầu thang để chờ đón Phó Thủ tướng, MC nói linh tinh rằng giám mục trẻ và đẹp trai... và gọi mưa xuống làm hại giáo dân ướt mèm.
Bản tin trích như sau.
Như người xưa thường nói: “Ma chê, cưới trách” để hàm ý nói rằng mọi việc không mấy khi hoàn thiện hết và đẹp lòng được tất cả mọi người vì trăm người mười ý.
Nhưng những hạt sạn không cần thiết và hoàn toàn loại bỏ được không mấy phức tạp để có được bữa cơm ngon là điều rất cần phải nhìn lại cho tương lai tốt đẹp hơn chăng.
Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 đã được tổ chức công phu tại Thánh địa La Vang sau 3 ngày Đại lễ, cuối cùng thì Năm Thánh 2010 với nhiều biến động của Giáo hội công giáo cũng đã khép lại.
Một Đại lễ được tổ chức công phu, tốn kém và vất vả của bao con người đã kết thúc Năm Thánh bằng nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh địa La Vang.
Chuyện thành tích, thành quả đã được nhiều báo chí công giáo phản ánh khá đầy đủ thông tin. Một Đại lễ hoành tráng với công sức chuẩn bị khá công phu nhằm đáp ứng cho lượng giáo dân khá lớn đổ về trong những ngày lễ hội trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa dầm làm cho giáo dân và cả ban tổ chức rất vất vả.
Tuy rằng lượng người theo chúng tôi quan sát không đông đúc bằng Thánh lễ Khai mạc tại Sở Kiện nhưng đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của Đại lễ trong 3 ngày với điều kiện đang xây dựng gấp rút và dang dở là một cố gắng lớn của Ban Tổ Chức.
Nhưng vẫn còn đó những hạt sạn làm mất đi khá lớn tính hiệu quả, nghiêm túc, linh thánh của một Đại lễ.
Xin đơn cử vài ý kiến mà CTV Nữ Vương Công Lý phản ảnh:
1- Tên Thánh địa La Vang không thống nhất:
Dù đã được báo chí phản ảnh khá nhiều, nhưng những người tổ chức vẫn không ra một thông báo nhất quán. Vì thế Thánh địa La Vang được gọi tên khi thì Trung tâm Hành hương La Vang, khi thì Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc La Vang.
Chắc chắn trong tương lai gần, TGP Huế sẽ cần phải có động tác để chấn chỉnh vấn đề này.
2- Ban Tổ chức đã làm được một việc rất hữu ích và đáng ca ngợi:
Tại Đại lễ này, cái tên quái gở Tổng Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh đã được thay thế trở lại bằng tên TGP Sài Gòn như vốn có.
Tuy nhiên, người cố quay lại cái tên đó để gọi, lại chính là Đức cha Chủ tịch HĐGMVN Nguyễn Văn Nhơn.
3- Lễ Thượng Kỳ:
Lễ kéo cờ (Thượng kỳ) của 26 Giáo phận thực chất là lá cờ hội mang dòng chữ Đại Hội La Vang. Trong khi kéo cờ, người dẫn chương trình hô to “Chào cờ” và để đến khi cờ từ từ kéo lên đến đỉnh cột mới thôi. Nhiều người đứng mãi thành ra mỏi và quay ngang quay dọc mất nghiêm túc khi khẩu lệnh chào cờ vẫn còn đó.
Khi kéo cờ, bài hát “Kìa bà nào” được hát trong quá trình chào cờ. Người đứng nghe cứ tưởng đó là “Giáo hội ca hoặc giáo phận ca” của chung tất cả 26 Giáo phận trên cả nước? Người không hiểu về Giáo hội, cứ tưởng có bà nào đang hiện ra?
4- Không có cờ Vàng –Trắng (Cờ giáo hội):
Trong cả khu vực La Vang trên các khán đài chính thức, không có bóng dáng lá cờ vàng trắng thân yêu thường được gọi là cờ Hội Thánh, ngoại trừ một số cờ vàng trắng được các xe hành hương mang theo trên các đầu xe.
Điều này gây khó hiểu cho nhiều giáo dân mà lá cờ Vàng – Trắng nói lên tình hiệp thông, hiệp nhất và là niềm tự hào của GHCGVN luôn hiệp thông với Giáo hội công giáo Hoàn vũ trong tâm trí của họ xưa nay.
Thậm chí có người hỏi nhau là có phải vì sợ có Đức cha Anton Vũ Huy Chương ngồi đó nên ngài sợ lạc vào Nước Vatican chăng?
5- Các giám mục ngồi xếp hàng bên cầu thang để chờ đón Phó Thủ tướng:
Hiển nhiên là việc các Giám mục ngồi chờ đón bên cạnh cầu thang thành mấy hàng, ngồi rất lâu ở đó không chỉ đón Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng CSVN mà sau đó có cả Đức Hồng Y Ivan Dias đến nữa. Nhưng Đức HY Ivan Dias đã đến La Vang trước đó. Đồng thời khi các giám mục ngồi chờ rất lâu, thì Nguyễn Thiện Nhân đã đến trước và nhìn thấy hai hàng giám mục đã ngồi đợi sẵn vỗ tay rất náo nhiệt khi Đức cha Nguyễn Văn Nhơn quàng hoa vào cổ ông ta.
Nhìn cảnh đó, có người nói rằng nếu như các Giám mục chỉ cần ngồi tại chỗ trong phòng đợi khách thì có hay hơn không nhỉ?
6- Phó thủ tướng Cộng sản leo lên bục giảng:
Một Phó thủ tướng leo lên bục giảng tại Thánh địa để giáo huấn đường lối chính sách “tự do tôn giáo của đảng và nhà nước” là điều đã được nói đến nhiều, chúng tôi chỉ điểm qua tại đây.
7- Người phụ trách công tác MC của các phần Lễ và Hội:
Một người làm công tác MC (dẫn chương trình) làm việc cẩu thả và thiếu khả năng cần thiết đã được giao phó trách nhiệm nhưng không có chương trình cụ thể. Người này (Nghe nói là nhà thơ Lê Đình Bảng) đã dẫn chương trình hết sức tùy tiện, ngẫu hứng nhiều khi hoàn toàn không ăn nhập chủ đề cần thiết và không nêu được nội dung chính cần nêu...
...Phần Giới thiệu Giáo phận Hải Phòng, ông ta giới thiệu rằng “Hải phòng, nơi có một Đức Giám mục hết sức trẻ và đẹp trai”(!). Chừng như thấy mình quá đà ông ta nói thêm “Tất nhiên đã là giám mục thì ai cũng đẹp trai…” thật là quá sức tưởng tượng trong một Đại Lễ có đủ quan khách từ trong nước đến quốc tế tham dự.
Nói về Giáo phận Thái Bình, ông đóng vai một cán bộ Tuyên huấn của đảng: “Thái Bình, một vùng đất mà thóc không thiếu một cân,quân không thiếu một người trong các cuộc kháng chiến”… Nghe câu giới thiệu này, bà con quan khách cứ tưởng ông ta đang động viên cả nước ra trận hoặc phát động phong trào “Vì miền Nam ruột thịt” thời chống Mỹ(!).
Nói về Giáo phận Thái Bình, ông đóng vai một cán bộ Tuyên huấn của đảng: “Thái Bình, một vùng đất mà thóc không thiếu một cân,quân không thiếu một người trong các cuộc kháng chiến”… Nghe câu giới thiệu này, bà con quan khách cứ tưởng ông ta đang động viên cả nước ra trận hoặc phát động phong trào “Vì miền Nam ruột thịt” thời chống Mỹ(!).
Hài hước hơn, ông ta đóng vai “Dị nhân” hô mưa gọi gió ngay trên sân khấu của Thánh Lễ “Mẹ ơi, giờ mưa được rồi, mưa nữa đi…” mà không biết rằng ở dưới sân, hàng vạn con người đang dầm chân dưới bùn đến mỏi nhừ và vẫn đội mưa để đứng đó và cả hai đêm qua họ đã phải nằm giữa trời mưa gió đến hôm nay. Nhiều người nghe ông ta hô hoán trên sân khấu Thánh Lễ, cứ nhìn nhau lắc đầu như đây là một Lễ Cầu phong trong tiểu thuyết cổ.
Quả nhiên là “Dị nhân” Lê Đình Bảng đã hô phong hoán vũ và có hiệu nghiệm ngay, trận mưa như trút nước đổ xuống báo hại hàng đoàn người lớn, trẻ con lội bì bõm trong bùn ra đường lộ mấy km với hàng mấy tiếng đồng hồ vừa đi vừa lẩm bẩm “Cái lão chết tiệt, mưa nữa đi, ông ta có phải lội bùn và đẩy xe đâu mà chẳng cầu mưa”...
Bản tin lưu ở đây: http://www.nuvuongcongly.net