"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 7. Januar 2011

Tìm hiểu về bộ não con người và óc sáng tạo

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi, trí nhớ (memory) từ đâu mà có hay không? Tại sao có người nhớ dai, người hay quên, v.v.? Rồi bịnh tự kỷ (autism) có liên can đến bộ não ra sao? Trong suốt năm vừa qua, người làm show phỏng vấn Charlie Rose đã cùng với khoa học gia Eric Kandel, người đoạt giải thưởng Nobel y học năm 2000, làm một loạt bài giới thiệu, phỏng vấn, trao đổi với các khoa học gia hàng đầu của phương Tây.

http://www.charlierose.com/view/collection/10702

 
Trong loạt bài ấy, hai người đã giới thiệu cho chúng ta bộ não hoạt động ra sao, từ lúc lọt lòng mẹ, tới khi già yếu và bị các căn bệnh về tuổi già như Parkinson, Alzheimer, v.v. Có 12 videos với các để tài như sau:

  1. The Great Mysteries of the Human Brain
  2. The Perceiving Brain
  3. The Acting Brain
  4. The Social Brain
  5. The Developing Brain
  6. The Aging Brain
  7. The Emotional and Vulnerable Brain
  8. The Anxious Brain
  9. The Mentally Ill Brain
  10. The Disordered Brain
  11. The Deciding Brain
  12. The Creative Brain
Riêng tôi rất thu hút bởi video sau cùng, nói về Óc Sáng Tạo của con người. Hai ông Rose và Kandel cũng đã bàn luận với hai nghệ sĩ tên tuổi của Hoa Kỳ là Chuck Close và Richard Sierra.

http://www.charlierose.com/view/interview/11264?sponsor_id=1

Video này cũng có transcript nữa, nên bạn cũng có thể đọc theo để nắm bắt nội dung nếu nghe sót.

Vài nét về Họa Sĩ Chuck Close
Chuck Close là một họa sĩ lớn của Hoa Kỳ, ông chụp mặt người thân, bạn bè của ông, rồi kẻ ô carô và vẽ lại theo cách của ông. Nghe qua thì giống như vẽ truyền thần, nhưng thực ra không phải vậy. Portrait ông chụp đã có tính nghệ thuật trong đó rồi, ông lại vẽ rất lớn, khuôn mặt nào cũng cao bằng hai ba lần chiều cao người thường, mỗi ô vuông nhỏ lại là một tiểu phẩm nghệ thuật. Người xem phải đi ra đi vào để tìm thấy mặt người trong các ô vuông đó. Ông bị hai thứ bịnh: không nhận dạng được mặt người, khi nhìn lần thứ hai người gặp trước, ông không biết họ là ai vì đã quên mặt rồi. Ông còn bị bịnh liệt từ năm 1990 thì phải, do đó ông vẽ rất khó khăn.

Có nhiều ý tưởng ông đề ra rất thú vị, tôi mới nghe lần đầu:

- Phải giới hạn môi trường làm việc cực kỳ tối thiểu, thì óc sáng tạo mới có cơ nảy nở. Trước kia ông không giới hạn, vẽ đủ thứ, từ khi ông quăng cọ và màu đi, chỉ vẽ trắng đen thì ông mới có nhiều ý tưởng lạ từ sự tự giới hạn.

- "Cảm hứng là danh từ dành cho dân nghiệp dư, bọn chúng tôi chỉ làm việc như nhên viên công chức, đều đặn hằng ngày." Ông nói, ông không thể chờ cảm hứng đến với ông, vì nó ít khi xảy ra, cũng như ta chờ sung rụng hay "sét đánh" (chữ của ông) vậy. Chỉ qua quá trình làm việc hằng ngày, giải những bài toán xảy ra trong khi vẽ, mới tạo kết quả.

Môi trường cho óc sáng tạo phát triển?
Ngồi chung quanh bàn tròn là những bộ óc rất thông minh, bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình về câu hỏi, thế nào là óc sáng tạo. What is the creative mind?

Điều họ cùng đồng ý là phải có môi trường thích hợp để óc sáng tạo có cơ hội phát triển. Với hai nghệ sĩ Chuck Close và Richard Serra là do họ cùng lứa, học cùng trường Yale. Họ cũng lấy các thí dụ khác như các họa sĩ phái ấn tượng cuối thế kỷ 19, rồi thành phố thơ mộng Florence bên Ý thời Phục Hưng, v.v.

Điều này càng làm tôi thích thú vì rất đúng trong trường hợp của nhóm Beatles và ABBA, hai nhóm này rực sáng vì những thành viên làm việc cùng nhau, người này tương tác và xây dựng tiếp ý tưởng trên ý tưởng người kia, v.v. Khi họ rã đám thì ta cũng thấy kết quả làm việc riêng của họ - các bài hát - cũng kém chất lượng hẳn đi.

Ai cũng có óc sáng tạo
Các tác giả đồng ý là ai cũng có óc sáng tạo hết, chẳng phải chi có nghệ sĩ mới có. Điều này làm tôi rất thích thú vì nó giải thích được tại sao tôi chọn nghề của mình là một lập trình viên.. Tôi khoái viết programming. Tôi có ước muốn tự thân muốn tự động hóa các công việc nhàm chán thường ngày, làm chúng nhanh hơn. Viết mà không cần nhận thưởng, vì phần thưởng lớn nhất là những "ah-ha" nho nhỏ khi làm thành công một bước nhỏ trong một bước lớn, hay những trăn trở tìm cách giải khi bị bế tắc, v.v. Hai nghệ nhân trong video cũng nói, đại loại là tôi không thức dậy hôm nay và nói là mình sẽ sáng tạo một điều mới, mà chỉ đơn thuần là làm việc tiếp để tiếp tục giải bài toán ngày hôm qua chưa làm xong, cứ như thế, như thế ...

Đối chiếu với kinh nghiệm bản thân

Họa sĩ Chuck Close có nói trong video là:

I think problem solving is not the issue.  I think that’s a problem creation.  What we did was try and find a way to ask questions of ourselves that no one else’s answers would fit, and then the search was on.  

Tôi tạm dịch:

Tôi nghĩ giải quyết bài toán không phải là điều đáng bàn ở đây. Tôi lại nghĩ đó là việc tạo ra bài toán. Việc chúng tôi làm là tìm kiếm và tìm ra cách thức đặt vấn đề cho chúng tôi, mà người khác không có lời giải hoặc không phù hợp, thế là chúng tôi lao vào tìm kiếm.

Điều ông ấy đặt ra là thế này. Ổng rất ngưỡng mộ các thế hệ đàn anh đi trước, trong khi đang là sinh viên ông ta vẽ theo rất nhiều. Ông ta còn giỡn là ông ta vẽ tranh theo trường phái De Kooning còn nhiều hơn chính De Kooning vẽ nữa. Thế nhưng ông ta không muốn chỉ là một tên thợ vẽ, không có sáng tạo, chỉ theo lối mòn người đi trước đã khai phá. Vậy nên một ngày đẹp trời, ông ta quăng hết cọ đi và cả những thỏi màu, và chỉ vẽ bằng đen trắng, cũng như tìm ra lối vẽ phóng lớn từ ảnh nhưng đầy tính nghệ thuật, cũng rất phù hợp với căn bệnh "không nhớ mặt người" của ông.

Suy nghĩ nhiều về video đó, tôi thấy con đường làm web của tôi cũng hệt như vậy. Không muốn chỉ là một member của một forum, cũng không muốn tốn tiền mua web server và có trang nhà riêng, năm 2006 tôi thử đi vào con đường "blogging" của hãng Google. Kết quả rất mỹ mãn, vì tôi có trang nhà riêng, lại tha hồ được áp dụng các kỹ thuật đã được học ở đại học để ứng dụng vào viết web với JavaScript.

Thế rồi cách đây hơn một năm tôi nảy ra ý muốn thu nhặt các YouTube videos xa xưa, mà các nhạc sĩ Việt Nam đã bỏ công khó ra dịch lời Việt, rồi đem về ráp chúng vào để nghe. Từ từ tôi tìm luôn cả 20, 30 videos rồi cho vào chung một trang. Việc này rất dễ, chỉ cần cut-and-paste nhiều lần, nhưng cái dở là trang dài lắm. Thế là tôi "tạo ra bài toán" (problem creation) cho riêng mình - như họa sị Chuck Close đã mô tả - là tạo ra nhiều links mà chỉ cần một cửa sổ YouTube, để tiết kiệm chỗ cũng như thời gian. Khó khăn thì nhiều, nhưng kết quả rất khả quan. Tôi đang làm một trang có rất nhiều bản nhạc xưa nay của Pháp, Mỹ, có bao nhiêu links cũng được. Đặc biệt vì tính tôi rất lười, nên tôi cũng không muốn phải chọn bài khi vào một trang mới nữa, nên tôi chế ra để máy chạy tự động hết từ bài này sang bài khác. Trang đó ở đây:

http://hoctroyoutube2010.blogspot.com/

Tôi nghiệm thấy tôi làm hệt theo cách Chuck Close mô tả: "Cảm hứng là danh từ dành cho dân nghiệp dư, bọn chúng tôi chỉ làm việc như nhên viên công chức, đều đặn hằng ngày." Chỉ có qua suy nghĩ về một trang có YouTube, rồi chăm chỉ hằng ngày viết mã để hoàn thiện tính năng và thêm các tính năng mới, mà cuối cùng tôi đã có một sản phẩm rất đặc trưng (unique) bảo đảm chưa ai nghĩ ra trên mạng lưới toàn cầu, kể cả dân Anh hay Mỹ. Đặc biệt ở chỗ khi thích bài nào thì ấn vào bài đó, danh sách bài rất dễ đọc và nhiều. Còn nếu không thích thì cứ để tự đông cho máy phát nhạc và làm việc khác. Thí dụ như tôi mở trang Paul Mauriat  (http://hoctroyoutube2010.blogspot.com/2010/12/paul-mauriat.html ) ra nghe là tôi có thể vừa làm việc khác cả ngày vừa enjoy nhạc.

Bài viết đã dài. Hy vọng bạn không bị nhàm và nhất là suy nghĩ về những sáng tạo riêng bạn để thấy chúng ta có cùng mẫu số chung là óc sáng tạo và lòng ham mê tìm tòi. Mong bạn sẽ có thì giờ xem hết video Óc sáng tạo này và trọn bộ còn lại.

Thân mến

Học trò
http://hoctroviet.blogspot.com