Cháu tôi mới về Việt Nam. Thằng bé sinh ra và lớn lên tại Mỹ, tốt nghiệp văn chương Mỹ, nhưng lại rất gắn bó với quê hương của bố mẹ. Đó là cả một công trình giáo dục của anh chị tôi, nhất là chị tôi. Nó không những đọc và viết thông thạo tiếng Việt mà còn viết cho nhiều tạp chí Việt ngữ. Nó cũng tham gia một văn đoàn của thanh niên Việt Nam hải ngoại. Mới đây nó dành trọn sáu tháng về Việt Nam chỉ để trau dồi tiếng Việt. Nó về nước mang theo một cuốn từ điển lớn và trở lại với ba bốn cuốn từ điển lớn khác.
Nó bảo tôi:
- Cháu muốn viết tiếng Việt cho thật hay, mà muốn viết hay trong một ngôn ngữ nào thì phải nghĩ bằng ngôn ngữ đó, chứ nghĩ bằng tiếng Mỹ rồi viết bằng tiếng Việt thì chỉ là dịch, dịch chính mình, nhưng như thế thì cũng không thể nào hay được vì dịch chính mình cũng vẫn là dịch, mà văn dịch thì không thể nào hay được bằng nguyên tác. Muốn nghĩ bằng tiếng Việt thì phải hiểu thật rõ ý nghĩa của từng từ ngữ. Chuyến về nước này khiến cháu hiểu tại sao Việt Nam không có được những nhà văn lớn. Đó là vì các nhà văn không biết tiếng Việt. Họ hiểu tiếng Việt theo nghĩa ở trong những cuốn tự điển này (nó vừa nói vừa chỉ những cuốn từ điển tiếng Việt) trong khi trong thực tế của cuộc sống chúng có nghĩa rất khác.
- Thí dụ?
- Thí dụ như chữ "dân". Đây là một trong những chữ được dùng nhiều nhất trong sách báo nhưng cũng lại là chữ bị hiểu sai nhiều nhất. Người ta thường chỉ hiểu dân một cách hời hợt, như trong những cuốn từ điển này, là "người trong một nước", thí dụ như "dân Mỹ", "dân Anh" cũng đồng nghĩa với "người Mỹ", "người Anh". Nhưng nếu như vậy thì ai chẳng là dân?
Có về Việt Nam và để công nghiên cứu ngôn ngữ như thế, cháu mới thấy rằng "dân" có nghĩa khác hẳn, và bí ẩn lắm. Dân thực ra không phải là người mà là một vị thần linh có quyền lực tuyệt đối, làm chủ tất cả và cao hơn tất cả, mọi người phải phục tùng không điều kiện. Dân là trời, ý dân là ý trời. Nhà nước phải là của dân, do dân và vì dân. Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, dân muốn làm gì cũng được. Việt Nam hiện nay là một nhà nước dân chủ. Dân là chủ và có mọi quyền, nhưng vì dân là một vị thần linh nên không ai thấy được, người ta chỉ tiếp cận được với dân qua Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng là người đại diện chân chính của dân nên có mọi quyền, ở ngoài và ở trên tất cả, kể cả hiến pháp và luật pháp.
Chính vì không hiểu nghĩa của chữ dân mà "cái gọi là những nhà dân chủ" thường tranh cãi một cách nhạt nhẽo, đòi đảng phải tôn trọng quyền tự do này, quyền tự do kia.
Tôi đang định tranh cãi thì cháu tôi xua tay:
- Cháu hiểu chú định tranh cãi cái gì rồi, nhưng đó cũng chính là một hiểu lầm lớn. Chú định thảo luân về tư cách đại diện của đảng cộng sản chứ gì? Cháu phải nói thêm để chú hiểu rõ thế nào là "đại diện chân chính". Nó khác với đại diện thông thường, như khi chú được bố mẹ cháu nhờ để đại diện gia đình cảm ơn hai họ trong đám cưới của chúng cháu.
Tôi đang định tranh cãi thì cháu tôi xua tay:
- Cháu hiểu chú định tranh cãi cái gì rồi, nhưng đó cũng chính là một hiểu lầm lớn. Chú định thảo luân về tư cách đại diện của đảng cộng sản chứ gì? Cháu phải nói thêm để chú hiểu rõ thế nào là "đại diện chân chính". Nó khác với đại diện thông thường, như khi chú được bố mẹ cháu nhờ để đại diện gia đình cảm ơn hai họ trong đám cưới của chúng cháu.
Người đại diện thông thường do những người mà mình đại diện chọn và chỉ định, như vậy không phải là đại diện chân chính. Người đại diện chân chính là người tự áp đặt tự cách đại diện của mình và được quyền nghĩ thay cho người mà mình đại diện. Nói một cách nôm na, tôi là người đại điện chân chính của anh có nghĩa là dù anh không hề nhờ tôi đại diện cho anh nhưng tôi vẫn đại diện anh, trình bày ý anh theo ý tôi và trừng trị anh nếu anh không hài lòng. Trong tinh thần đó đảng cộng sản là đại diện chân chính của mọi người Việt Nam.
À này, chú có hiểu thế nào là "hạn chế" không?
- Hạn chế nghĩa là còn ở dưới một mức độ nào đó.
- Sai rồi chú ơi. Ngày xưa là như thế đấy nhưng bây giờ khác lắm rồi. Bây giờ hạn chế có nghĩa là không có gì cả và còn tệ hơn là không có gì cả. Khi đảng nói rằng kết quả chống tham nhũng còn hạn chế thì chú phải hiểu rằng tham nhũng không những không giảm mà còn tăng lên, và nếu chú đọc thấy "việc chống tham nhũng còn nhiều hạn chế" thì chú phải hiểu rằng tham nhũng gia tăng kinh khủng.
- Thế còn khi muốn nói là có hạn chế theo nghĩa thông thường thì phải nói thế nào?
- Trong trường hợp này chú phải dùng từ "nhất định", thí dụ như "đồng chí X, giám đốc công ty Y là người "có khả năng nhất định". Nói chung các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước ta đều có khả năng nhất định hoặc hạn chế, về đạo đức có nhiều hạn chế.
Phức tạp quá. Tôi định chào thua nhưng vẫn còn một thắc mắc từ lâu muốn giải toả:
- Chú thường đọc những bài báo trong đó tác giả ký tên với những chữ viết tắt như GS, GS-TS, PGS-TS, PGS-PTS v.v. Những chữ viết tắt này có nghĩa là gì vậy?
- À, cháu cũng không rõ nữa, có người nói GS là giáo sư, TS là tiến sĩ, như vậy PTS-GS có thể có nghĩa là phó tiến sĩ giáo sư . Chỉ cần biết đó là những chữ viết tắt người ta hay để trước tên mình khi viết một bài báo mà không chắc sẽ được đánh giá cao nên cần thêm vào tên mình để người đọc tin bài báo phải có một giá trị nhất định. Thường thường chúng chứng tỏ giá trị của bài báo có nhiều hạn chế.
- Hạn chế nghĩa là còn ở dưới một mức độ nào đó.
- Sai rồi chú ơi. Ngày xưa là như thế đấy nhưng bây giờ khác lắm rồi. Bây giờ hạn chế có nghĩa là không có gì cả và còn tệ hơn là không có gì cả. Khi đảng nói rằng kết quả chống tham nhũng còn hạn chế thì chú phải hiểu rằng tham nhũng không những không giảm mà còn tăng lên, và nếu chú đọc thấy "việc chống tham nhũng còn nhiều hạn chế" thì chú phải hiểu rằng tham nhũng gia tăng kinh khủng.
- Thế còn khi muốn nói là có hạn chế theo nghĩa thông thường thì phải nói thế nào?
- Trong trường hợp này chú phải dùng từ "nhất định", thí dụ như "đồng chí X, giám đốc công ty Y là người "có khả năng nhất định". Nói chung các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước ta đều có khả năng nhất định hoặc hạn chế, về đạo đức có nhiều hạn chế.
Phức tạp quá. Tôi định chào thua nhưng vẫn còn một thắc mắc từ lâu muốn giải toả:
- Chú thường đọc những bài báo trong đó tác giả ký tên với những chữ viết tắt như GS, GS-TS, PGS-TS, PGS-PTS v.v. Những chữ viết tắt này có nghĩa là gì vậy?
- À, cháu cũng không rõ nữa, có người nói GS là giáo sư, TS là tiến sĩ, như vậy PTS-GS có thể có nghĩa là phó tiến sĩ giáo sư . Chỉ cần biết đó là những chữ viết tắt người ta hay để trước tên mình khi viết một bài báo mà không chắc sẽ được đánh giá cao nên cần thêm vào tên mình để người đọc tin bài báo phải có một giá trị nhất định. Thường thường chúng chứng tỏ giá trị của bài báo có nhiều hạn chế.